KHÁM PHÁ KHOA HỌC: LÀM BÁNH GỪNG
STEAM Trong hoạt động này:
KHOA HỌC: Tính chất, màu sắc của các nguyên liệu làm bánh
CÔNG NGHỆ: Cách sử dụng lò nướng, máy đánh trứng, cân tiểu li.
KỸ THUẬT: Các bước làm bánh (quy trình sẵn có của giáo viên)
NGHỆ THUẬT: Dự đoán kết quả, tưởng tượng xem chiếc bánh nướng xong sẽ như thế nào?, trang trí chiếc bánh.
TOÁN: Trẻ học số đếm, so sánh, ít- nhiều. Đơn vị đo lường: gam,ml
Nguyên vật liệu cần thiết:
1. Bột mì: 200g
2. Bột gừng: 1 Thìa
3. Bột nghệ: 1 Thìa
4. Men nở: 1 Thìa
5. Trứng gà: 1 Qủa
6. Bơ: 100ml
7. Đường: 3 Thìa
8. Sữa tươi: 30ml
9. Cán lăn bột : 1 Cái
10. Thớt : 1 Cái
11. Đánh trứng cầm tay: 1 Cái
12. Cân tiểu ly : 1 Cái
13. Cân 2kg: 1Cái
14. Bát to : 1 Cái
15. Cốc nhựa: 4 Cái
16. Cốc định lượng: 1 Cái
17. Thìa : 1Cái
Yêu cầu:
• Mỗi nhóm sẽ có 20 phút để làm bánh theo quy trình sẵn có của giáo viên
• Mỗi nhóm chọn đủ khay bao gồm các nguyên liệu, dụng cụ làm bánh đã được sắp xếp
• Bột không quá ướt, quá khô
• Chiếc bánh thành phẩm không bị vỡ
• Chiếc bánh chín, ăn không quá cứng.
HƯỚNG DẪN:
1. Gắn kết: Làm món bánh quy giáng sinh để tặng cho gia đình 1 bạn nhỏ trong lớp ( cho trẻ làm bánh xong, buổi chiều có thể cho trẻ mang bánh đến nhà bạn nhỏ đó tặng, lưu ý nhà bạn nhỏ gần trường và có thể đi bộ)
2. Khám phá (khảo sát): Cô cho trẻ khám phá theo nhóm các nguyên liệu làm bánh bằng các giác quan: sờ, nếm, ngửi,… Sau đó trẻ cùng nhau khám phá quy trình làm bánh sẵn có (quy trình gồm các bước và có hình ảnh dễ nhìn, in khổ a2 hoặc a0 treo trên bảng cho trẻ dễ nhìn).
3. Giải thích(chia sẻ):
Cô giáo tổng hợp lại kiến thức trẻ đã khám phá được, trẻ chia sẻ về những điều đã khám phá: đường có vị ngọt, bột mịn, bột gừng có vị hơi cay,…..quy trình làm bánh gồm mấy bước. Cô cho trẻ xem video về quy trình làm bánh trong thực tế.
4. Áp dụng: Trẻ áp dụng những kiến thức đã được cung cấp sau đó chia nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm và bắt đầu thực hiện làm bánh theo quy trình sẵn có (giáo viên nhắc nhở trẻ làm đúng công thức đã cho để đảm bảo chất lượng bánh_Trẻ nhìn lên quy trình làm bánh cô đã gắn trên bảng để thực hiện)
5. Đánh giá: Cô đánh giá cả quá trình làm bánh của các nhóm không nhìn vào kết quả để đánh giá. Đánh giá trẻ đã nắm được những kiến thức gì, làm điều gì tốt, điều gì chưa tốt để có hướng bổ sung kiến thức phù hợp. Ví dụ: trẻ nặn bột bị quá ướt, hỏi trẻ xem con đã làm thế nào? Tỉ lệ nước cho vào là bao nhiêu, thử đong lại để tìm ra vấn đề, lần sau làm lại con sẽ làm thế nào?.
Dù bạn có áp dụng cách dạy nào cho trẻ thì luôn nhớ, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn không giảng, không nói quá nhiều, dành thời gian cho trẻ trải nghiệm thực hành. Chúc các cô áp dụng thành công.