Giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm nghĩa là để bản thân trẻ tự phát huy tối đa năng lực tư duy sáng tạo của mình trên cơ sở niềm thích thú”.
Hiện nay, quy định không được dạy chữ cho trẻ mầm non, về nhà không tránh khỏi các em chỉ chăm chăm vào iPad và điện thoại mà bỏ qua đọc sách dù đó là truyện tranh. Thế nên, cần xây dựng một phương pháp phải "hút" được các bé bằng chính điều các em bỏ qua, đó là đọc hiểu truyện tranh".
Thường những cuốn truyện tranh có hình ảnh đẹp, màu sắc sinh động về thiên nhiên, động vật và về cuộc sống con người nhưng chưa đủ sức hút nếu các em chưa biết cách tiếp cận.
Truyện tranh bên dưới có những dòng chữ rất lớn nhưng các em chưa thể đọc. Còn để giáo viên đọc truyện cho các em nghe thì rất đơn giản nhưng sẽ nhanh quên.
Để hứng thú xem đọc truyện tranh thì các em phải hiểu tranh nói điều gì, mà hiểu được thì không gì hiệu quả bằng để chính các em tự vẽ tranh với ý tưởng của mình.
"Sau khi vẽ xong, từng con sẽ giải thích ý nghĩa tranh vẽ, tôi sẽ ghi lại gọn nội dung bên dưới. Làm như thế để các con hiểu rằng câu chữ là nội dung bức tranh, phát huy ngầm năng lực "nhìn - hiểu" để sau này vào lớp 1, các con có thể nhìn hình ảnh sách giáo khoa mà hiểu được nội dung truyền tải. Đồng thời khơi gợi niềm thích thú đọc sách"
Dạy trẻ diễn đạt lời truyện
Thói quen đọc sách ở một đứa trẻ không thể xuất phát từ bắt, ép hay buộc mà phải xuất phát từ sự thích thú. Hiểu được điều này, cần cho học sinh mầm non tha hồ phác họa bức tranh theo từng chủ đề và quan trọng nhất là hướng các em đến việc diễn đạt lời truyện.
"Diễn đạt được nghĩa là bức tranh các em vẽ hoàn toàn có dụng ý. Và ngược lại, hiểu được nội dung, các em sẽ diễn đạt trôi chảy hơn. Cái cần hướng đến là nội dung sau mỗi câu chuyện.
Do đúng tâm lý, tranh mình vẽ, mình tự tạo nội dung câu chữ dưới dạng kể lại, các bé đều phấn khởi khi đến giờ "đọc sách".
Và trên giá sách của lớp, không những có sách của phụ huynh ủng hộ, sách của cô trò cùng làm, giờ đây còn cả sách các trẻ tự làm.
Trẻ mầm non chỉ làm quen câu chữ thường qua tranh vẽ, câu chuyện, bài thơ... nhưng với phương pháp này thực sự truyền được niềm thích thú đọc sách cho các em".