GIÁO ÁN: SẮC MÀU VUI NHỘN
STEAM TRONG BÀI:
* Khoa học: Trẻ biết tên các màu sắc, ứng dụng của màu sắc trong cuộc sống, trẻ thấy màu sắc có ở tất cả xung quanh trẻ.Trẻ về cách pha trộn màu sắc. Lợi ích của màu sắc
* Công nghệ: Trẻ biết cách sử dụng dụng cụ, công cụ trong quá trình khám phá
* Kỹ thuật: Trẻ biết các bước pha màu sắc, công thức trộn màu sắc để tạo thành màu mới
* Nghệ Thuật: trẻ tưởng tưởng về thế giới không có màu sắc, biết cảm nhận vẻ đẹp màu sắc trong thiên nhiên, biết trang trí tạo hình.
* Toán học: Trẻ học số đếm, trước – sau.
NGUYÊN VẬT LIỆU CẦN CHUẨN BỊ:
- Video về màu sắc trong tự nhiên
- Slide trò chơi thử thách cho bé: nhà ảo thuật
- Slide hướng dẫn hoạt động khám phá
- Màu nước cơ bản: màu xanh nước biển, đỏ, vàng
- Bút lông
- 3 cốc thủy tinh, 1 bát thủy tinh to, nước, 3 túi zip
- Phiếu ghi chép kết quả, bút màu, bút dạ
- Giấy ăn khô to hoặc cuộc giấy vệ sinh
HƯỚNG DẪN:
1. GẮN KẾT:
- Xem clip sự kỳ diệu của màu sắc trong tự nhiên. Tạo bối cảnh để giải quyết “ điều gì sẽ xảy ra nếu màu sắc ở thế giới tự nhiên bị biến mất”
- Trẻ đưa ra ý kiến, chia sẻ giải pháp với vấn đề cô đưa ra ( gv sử dụng trò chơi nhà ảo thuật nhí)
- Cô thăm dò kiến thức của trẻ bằng việc để trẻ kể tên các màu sắc trong bảng màu
- Tiếp tục tạo ra bối cảnh giải quyết vấn đề: “ nếu các màu sắc cơ bản được hòa trộn vào nhau, điều gì sẽ xảy ra?”
2. KHÁM PHÁ :
- Khám phá 1 số công thức tạo ra các màu khác nhau từ 3 màu cơ bản
- Cô chia trẻ về các nhóm để khám phá công thức tạo màu ( cô có thể in in công thức pha màu cho từng nhóm)
- Trẻ sử dụng công cụ, dụng cụ để khám phá theo nhóm : trộn màu trong túi zip, quan sát màu biến đổi qua bát thủy tinh, đổi màu từ giấy ăn
- Trẻ sử dụng bảng ghi chép để ghi kết quả
3. GIẢI THÍCH( CHIA SẺ):
- Các nhóm chia sẻ về công thwusc pha màu của nhóm mình
- Các nhóm chia sẻ về kết quả từ phiếu ghi chép trong quá trình khám phá của mình
4. ÁP DỤNG:
- Trẻ áp dụng kiến thức đã được khám phá áp dụng vào việc vẽ một bức tranh, nhuộm vải từ màu
- Con có thể sử dụng màu sắc của các loại rau củ để làm bánh (có thể để sang tiết học sau)
5. ĐÁNH GIÁ:
- Cô đánh giá được kiến thức của từng nhóm từng trẻ, sau đó củng cố thêm kiến thức cho trẻ còn yếu và thêm hoạt động , thử thách cho trẻ đã làm tốt
Dù bạn có áp dụng cách dạy nào cho trẻ thì luôn nhớ, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn không giảng, không nói quá nhiều, dành thời gian cho trẻ trải nghiệm thực hành. Chúc các cô áp dụng thành công.