GIÁO ÁN: NHỮNG CON VẬT NGỘ NGHĨNH
STEAM TRONG BÀI:
* Khoa học: Bé gọi tên, làm quen và nhận biết được đặc điểm của các con vật : Con voi: tài to-vòi dài; Con ngựa vằn: có vằn đen trên thân; Con hươu cao cổ: cổ dài
* Công nghệ: Trẻ biết cách sử dụng túi zip, bột mì ướt
* Kỹ thuật: Trẻ biết thao tác quy trình các bước: vận động gạt, miết túi màu tìm con vật, bẻ trứng bột mì để tìm con vật bên trong.
* Nghệ Thuật: trẻ giữ bẻ trứng trên khay để tránh bột tung tóe ra sàn nhà, tưởng tượng ra tiếng kêu và hình dáng các loài động vật
* Toán học: nhận biết kích thước to-nhỏ, cao- thấp
* Kỹ năng: kỹ năng nghe, hiểu; Ngôn ngữ: phát âm, cung cấp từ mới “ ngựa vằn”, “đà điểu”
NGUYÊN VẬT LIỆU CẦN CHUẨN BỊ:
- 1 Khay có thành cao cho trẻ chơi, khăn lau tay, khăn lau bàn
- Thảm chơi
- 4->5 quả trứng làm từ bột mì bên trong có các con vật đồ chơi nhỏ bị giấu
- 1 chiếc khăn tắm to
- 1 túi zip: bên trong đựng bột mì ướt
- 2 tờ giấy A4 có in hình các con vật ngộ nghĩnh
HƯỚNG DẪN:
- Hoạt động 1: Những con vật ngộ nghĩnh
+ Trẻ xem 1 đoạn video về các con vật, nhận biết tên gọi, các bộ phận nổi bật, đặc trưng của các con vật: voi, ngựa vằn, hươu cao cổ
- Hoạt động 2: Qủa trứng thần kỳ
+ Trẻ tham gia thử thách bẻ, bóp quả trứng bằng bột mì để tìm ra mô hình các con vật được giấu bên trong (Cô giáo có thể giấu những những con vật ở nhiều chỗ khác nhau trong lớp để khuyến khích trẻ tìm)
- Hoạt động 3: Thử thách tìm các bạn động vật đang trốn
+ Cô giáo để các túi zip có chứa bột mì ướt xuống tờ giấy A4 có in hình các con vật . các bạn nhỏ dùng ngón tay miết bột mì trong túi di chuyển, gạt bột để lộ ra những hình ảnh của các con vật trong bức tranh trên giấy A4 bị che khuất
- Hoạt động 4: Vận động theo nhạc bài “ Walking in the junger”
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG:
- Gợi ý 1: Bé xếp nhà từ khối xếp hình, hộp giấy cho các bạn động vật ở
- Gợi ý 2: Sử dụng các con vật đồ chơi ra cửa kính để bóng con vật in vào giấy A4 để trẻ dùng bút màu vẽ theo đường viền các con vật
Dù bạn có áp dụng cách dạy nào cho trẻ thì luôn nhớ, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn không giảng, không nói quá nhiều, dành thời gian cho trẻ trải nghiệm thực hành.