ÂM NHẠC: BÀI HÁT EM ĐI CHƠI THUYỀN
STEAM Trong bài
KHOA HỌC: Trẻ biết phương tiện giao thông đường thủy: thuyền, thuyền di chuyển dưới nước.
CÔNG NGHỆ: Cách sử dụng điện thoại chụp ảnh lại tư liệu khóa học, sử dụng các loại nhạc cụ
KỸ THUẬT: Hát đúng theo thứ tự bài hátpp
NGHỆ THUẬT: trẻ vỗ tay, hát theo đúng giai điệu
TOÁN: Trẻ sẽ khám phá cao- thấp, lớn- bé của âm thanh. Đếm Số nhịp, phách.
Mục tiêu:
• Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả
• Vỗ tay theo giai điệu bài hát
• Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc
Vật liệu cần thiết:
• Video bài hát em đi chơi thuyền
• Phách, xắc xô tạo ra âm thanh
• Cốc nhựa tạo ra âm thanh
CÁC CÁCH KHÁM PHÁ
• Khám phá giai điệu bà hát qua cách vỗ tay
• Nhóm khác khám phá qua xắc xô, phách
• Nhóm lại khám phá bằng chiếc cốc nhựa
HƯỚNG DẪN:
1. Gắn kết: cô giáo hát : “ em đi chơi thuyền, thuyền em thuyền con vịt nó bơi bơi bơi, thuyền em thuyền con rồng nó bay bay bay” đố các con biết cô vừa hát bài gì? thăm dò xem trẻ đã biết gì về bài hát chưa? Bạn nhỏ trong bài hát đi đâu nhỉ? Bạn ấy đi bằng phương tiện gì? ( câu hỏi 5w1h). Tại sao thuyền của bạn ấy là thuyền con vịt, con rồng? Hãy cùng nhau tìm hiểu điều đó qua bài hát “em đi chơi thuyền” nhé.
2. Khám phá(khảo sát):
- Cô hát mẫu cho cả lớp nghe (1 lần)
- Cô cho cả lớp nghe bài hát “ em đi chơi thuyền” ( trẻ sử đạo cụ âm nhạc hát theo bài hát thay cho việc vỗ tay )
- Cô chia trẻ làm 3 nhóm có khoảng cách nhất định: mỗi nhóm 1 chiếc ipad có bài em đi chơi thuyền.
- Mỗi nhóm mang ipad về nhóm sau đó chọn 1 loại dụng cụ, nhạc cụ để khám phá bài hát: ví dụ nhóm vỗ tay theo nhịp, nhóm vỗ phách theo nhịp, nhóm thì dùng chiếc cốc tạo ra nhịp theo giai điệu bài hát
- Trẻ khám phá các loại đạo cụ tạo ra âm thanh: xắc xô, cốc, phách,…
3. Giải thích (chia sẻ):
- Cô hỏi các nhóm vừa rồi đã khám phá bài hát bằng các dụng cụ âm nhạc thế nào? Trẻ chia sẻ về cách mà trẻ vừa làm theo từng nhóm ( vừa hát vừa sử dụng dụng cụ xắc xô, vỗ tay, cốc,..)
- Cô cho trẻ xem video về cách tạo ra âm thanh từ những nguyên vật liệu trong cuộc sống: nồi, cốc nước, các loại hạt trong chai.
4. Áp dụng:
- Cho các nhóm vừa hát vừa sử dụng đồ dùng nhạc cụ của mình để gõ theo nhịp bài hát “ em đi chơi thuyền” (biểu diễn)
- Làm 1 chiếc kèn tạo ra âm thanh bằng lõi giấy vệ sinh để trẻ thực hiện tạo ra bản nhạc và giai điệu cho bài hát (để hoạt động này sang buổi sau )
5.Đánh giá:
- Cô giáo biết em bé nào chưa biết hát theo nhịp, em bé nào đã làm tốt. Em bé làm chưa tốt cô củng cố. Em bé đã làm tốt cô khen ngợi để bé tiếp tục phát huy
- Trò chơi: cuộc thi âm nhạc: Tìm những loại đồ vật trong lớp có thể tạo ra âm thanh sau đó cô đưa ra từng đoạn nhạc của bài hát để trẻ thực hiện gõ lại giai điệu bằng những loại nhạc cụ trẻ đã chọn.
Dù bạn có áp dụng cách dạy nào cho trẻ thì luôn nhớ, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn không giảng, không nói quá nhiều, dành thời gian cho trẻ trải nghiệm thực hành.