7 LỢI ÍCH CỦA GIÁO DỤC STEAM
Giáo dục STEAM ở Hoa Kỳ đang ngày càng phổ biến — nhiều trường học đang triển khai việc học STEAM vào chương trình giảng dạy của họ và biến nó thành một phần không thể thiếu trong giảng dạy. Ở Việt Nam hiện tại cũng đang ứng dụng STEAM ngày càng phổ biến trong các trường học, đặc biệt là Trường Mầm non. Trong bài viết này, Cùng VietNanny khám phá 7 lợi ích của giáo dục STEAM.
1.Nuôi dưỡng sự khéo léo và sáng tạo:
Sự khéo léo và sáng tạo có thể kết hợp với STEAM và dẫn đến những ý tưởng và sáng tạo mới. Nếu không có sự khéo léo và sáng tạo, những phát triển gần đây trong trí tuệ nhân tạo hoặc học tập kỹ thuật số sẽ không thể thực hiện được. Những công nghệ này được tạo ra bởi những người có trí tưởng tượng phong phú và dám thực hiện cái mới.
2.Rèn tính kiên trì
Trong các hoạt động giáo dục STEM, học sinh được học trong một môi trường an toàn cho phép trẻ sai và thử lại để tìm ra phương án tối ưu nhất. Giáo dục STEAM nhấn mạnh giá trị của thất bại như một cách thức học tập, điều này sẽ cho phép học sinh chấp nhận những sai lầm như một phần của quá trình học tập. Điều này cho phép trẻ xây dựng sự tự tin và khả năng phục hồi sau thất bại, điều này sẽ giúp trẻ tiếp tục đi tiếp trên con đường chinh phục tri thức. Suy cho cùng, thất bại là một phần của quá trình cuối cùng dẫn đến thành công.
3.Khuyến khích thử nghiệm:
Nếu không có một chút rủi ro và thử nghiệm, nhiều tiến bộ công nghệ đã xuất hiện trong vài thập kỷ qua sẽ không thể thực hiện được. Nhiều người cho rằng những ý tưởng kỳ lạ sẽ không thể thực hiện được và chắc chắn sẽ thất bại, nhưng một số khác lại cho rằng bạn “Hãy thử xem”. Loại thái độ này có thể được khuyến khích khi học STEM. Làm thế nào bạn có thể thực hiện điều này? Bằng cách cho phép trẻ thử nghiệm và chấp nhận rủi ro trong các hoạt động học tập.
4.Khuyến khích làm việc theo nhóm:
Giáo dục STEAM có thể được dạy cho trẻ ở mọi trình độ khả năng. Trẻ ở các mức độ khả năng khác nhau có thể làm việc cùng nhau theo nhóm để tìm ra giải pháp cho các vấn đề, ghi lại dữ liệu, viết báo cáo, thuyết trình, …. Kết quả cuối cùng là trẻ hiểu cách hợp tác với những người khác và phát triển mạnh trong môi trường định hướng theo nhóm.
5.Khuyến khích ứng dụng kiến thức:
Trong giáo dục STEAM, trẻ được dạy các kỹ năng mà chúng có thể sử dụng trong thế giới thực. Điều này thúc đẩy trẻ học tập, vì trẻ biết rằng các kỹ năng mà trẻ có được có thể được sử dụng ngay lập tức và theo những cách có tác động tích cực đến trẻ và những người thân yêu của trẻ. Khả năng áp dụng kiến thức của trẻ vào các nhiệm vụ trong thực tiễn là tiền đề giúp trẻ thành công trong nghề nghiệp ở tương lai.
6.Dạy cách giải quyết vấn đề:
Giáo dục STEAM dạy trẻ cách giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện. Bằng cách tham gia vào học hỏi kinh nghiệm STEAM, trẻ học cách xem xét các vấn đề và sau đó lập ra một kế hoạch để giải quyết chúng.
7.Khuyến khích sự thích nghi:
Để thành công trong cuộc sống, trẻ phải có khả năng áp dụng những gì đã học vào nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. Giáo dục STEAM dạy chúng điều chỉnh các khái niệm, kiến thức mà chúng học được phù hợp với nhiều khía cạnh khác nhau của một vấn đề.