Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là một khía cạnh quan trọng trong quá trình đào tạo trẻ. Hãy cùng KIDSPACE tìm hiểu sâu hơn về khái niệm và mục tiêu của hoạt động này nhé.
1. Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là gì?
Có thể hiểu một cách nôm na rằng, phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là tập trung giáo dục trẻ nhỏ qua 3 lĩnh vực chủ đạo, bao gồm: nghiên cứu khoa học, khám phá xã hội và làm quen với Toán.
Phát triển nhận thức cho trẻ nên được thực hiện theo từng lộ trình cụ thể. Đây là một hoạt động cực kỳ quan trọng và cấp thiết, bởi việc theo sát từng giai đoạn phát triển nhận thức cho trẻ ngay từ cấp học mầm non sẽ là nền tảng để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển nhận thức của trẻ mai sau.
Bện cạnh tăng cường thể chất và định hướng cảm xúc tích cực cho các bé, việc hình thành và phát triển khả năng nhận thức cũng là cách để trẻ hoàn thiện bản thân, trang bị những kĩ năng cần thiết để phát hiện và giải quyết vấn đề.
2. Mục tiêu của phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Khả năng nhận thức của trẻ là tất cả những gì mà trẻ có thể cảm nhận và suy nghĩ trong các lĩnh vực của đời sống như nhận thức về văn hóa, tự nhiên, xã hội, nghệ thuật và nhiều khía cạnh khác….Dựa trên cơ sở này, giáo dục mầm non xác định 5 mục tiêu cơ bản giúp trẻ phát triển nhận thức đó là:
- Khơi gợi trí tò mò, niềm yêu thích, đam mê khám phá mọi sự vật và hiện tượng xung quanh.
- Hướng trẻ đến tinh thần tự giác học hỏi, tự tìm cách giải quyết vấn đề đơn giản theo chiều sâu và theo nhiều hướng.
- Giúp trẻ biết cách thể hiện ý hiểu và suy nghĩ của mình thông qua cử chỉ, lời nói, hành động…
- Trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản như khái niệm sơ đẳng về Toán Học, những hiểu biết đơn giản về con người hay sự vật, hiện tượng xung quanh.
Những mục tiêu này cần được thực hiện thường xuyên để trẻ có thể phát triển nhận thức một cách bài bản và thành thạo nhất. Các trường mầm non cần lưu ý cho trẻ thực hành những bài học liên quan đến vấn đề này, như vậy mới có thể mang lại hiệu quả giáo dục cao.
3. Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ
Theo lý luận của nhà nghiên cứu Piaget, sự phát triển nhận thức của trẻ thường trải qua 4 giai đoạn, bao gồm:
- Giai đoạn 1: Vận động cảm giác
Đây là giai đoạn diễn ra với các bé từ sơ sinh đến 2 tuổi. Lúc này, mọi vận động của chúng đều chủ yếu xuất phát từ những kích thích cơ bản. Chẳng hạn như khi một đứa trẻ bị thu hút bởi một món đồ chơi nào đó vừa lạ vừa bắt mắt, nó sẽ cố gắng chạm vào và “thưởng thức” nó một cách thích thú.
- Giái đoạn 2: Tiền thao tác
Là giai đoạn trẻ từ 2 đến 7 tuổi. Đánh dấu cho mốc phát triển nhận thức này là quá trình hình thành và biểu hiện ngôn ngữ một cách rõ ràng hơn.
- Giai đoạn 3: Thao tác cụ thể
Khi trẻ đã được 7-11 tuổi, chúng bắt đầu bước vào giai đoạn thao tác cụ thể và dần đưa ra những lí luận đơn giản về thế giới.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn “tiến triển”
Từ 12 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu hiểu được những khái niệm mang tính trừu tượng, biết cách suy luận, logic các sự vật hiện tượng với nhau, thậm chí có thể tự lên kế hoạch cho mình…
So với hai giai đoạn sau thì 2 giai đoạn đầu có sức ảnh hưởng lớn lao đến sự hình thành và phát triển nhận thức của trẻ. Và nó lại nằm trong phạm vi của chính nền giáo dục mầm non. Vì vậy, nếu đặt nền móng vững chắc cho trẻ ngay từ khi trẻ chập chững bước vào đời, chúng sẽ được định hướng nhận thức đúng đắn nhất.
4. Hỗ trợ tối đa cho trẻ phát triển nhận thức
Nhận thức được đánh giá là chức năng tâm lý quan trọng cho bất cứ một đứa trẻ nào, là cơ sở để chúng cảm nhận thế giới bằng giác quan, phản ánh qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ diễn ra hằng ngày. Ngoài ra thì việc giáo dục và hướng dẫn của người lớn, bao gồm cả nhà trường mầm non cũng có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức của trẻ.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì cách nhìn nhận của bé về thế giới quan sẽ khác nhau. Vì vậy, trường mầm non nên nắm rõ các đặc thù trong từng giai đoạn phát triển của trẻ để có sự điều chỉnh và biện pháp giáo dục phù hợp nhất, giúp hỗ trợ đầy đủ và toàn diện cho trẻ.
Có thể nói, phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là vấn đề tối thiết yếu đối với quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Hiểu được ý nghĩa to lớn của yếu tố này, Việt Nam đang ngày càng quan tâm mở rộng và chủ trương phát triển mạnh mẽ trong tương lai.