Ô nhiễm rác thải nhựa toàn cầu
Ô nhiễm rác thải nhựa là gì?
Ô nhiễm rác thải nhựa là gì? Có lẽ đây là vấn đề rất được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, khi môi trường đang ngày càng ô nhiễm không chỉ về vấn đề không khí mà còn ô nhiễm cả nguồn nước. Ô nhiễm rác thải nhựa hiện đang là vấn nạn của toàn cầu.
Ô nhiễm rác thải nhựa được hiểu là những sản phẩm được làm bằng nhựa đã qua sử dụng, không được dùng và bị đem vứt ra môi trường. Chúng bao gồm chai nhựa, túi nilon, hộp nhựa, muỗng nhựa, ống hút nhựa…
Tìm hiểu về khái niệm ô nhiễm rác thải nhựa
Rác thải nhựa có thời gian phân huỷ rất lâu, thời gian phân huỷ của chúng có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn năm. Do đó, khi được tích tụ quá lâu ở ngoài môi trường chúng sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, còn gọi là ô nhiễm rác thải nhựa.
Hiểu đơn giản, ô nhiễm rác thải nhựa còn được gọi là ô nhiễm chất dẻo, đây là hiện tượng tích tụ đồ dùng nhựa trong môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nói chung, ảnh hưởng đến sức khỏe của người và động vật.
Tác hại của ô nhiễm rác thải nhựa đến môi trường và đời sống con người
Ô nhiễm rác thải nhựa gây đến những tác hại không hề nhỏ, bao gồm:
- Cấu tạo của chất thải nhựa rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Chúng không thể tự phân huỷ sinh học, rác thải nhựa chỉ có thể phân huỷ dưới ánh sáng mặt trời hoặc được phân rã thành từng mảnh nhỏ. Tuỳ vào cấu tạo mà mỗi loại rác thải nhựa sẽ có thời gian phân huỷ không giống nhau, có loại có thời gian phân huỷ rất ngắn nhưng có sản phẩm nhựa có thời gian phân huỷ rất lâu. Chẳng hạn, chai nhựa sẽ phải mất khoảng từ 450 năm đến 1000 năm để phân huỷ; Ông hút, nắp chai mất 100 năm đến 500 năm, và bàn chải đánh răng sẽ phải sau khoảng 500 năm mới bắt đầu phân huỷ.
- Nhiều loại động vật sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng, chết, nếu ăn phải rác thải nhựa. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, không khí nếu rác thải nhựa không được xử lý đúng cách
- Đốt rác thải nhựa sẽ tạo ra độc tố đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, ngộ độc, suy giảm khả năng miễn dịch, ung thư, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết tố của con người…
Đốt rác thải nhựa sẽ tạo ra chất độc dioxin gây nguy hiểm đến tính mạng của con người, động vật và môi trường
- Nếu đem chôn, rác thải nhựa sẽ khiến đất không giữ được nước, chất dinh dưỡng và làm ngăn cản quá trình oxy hóa từ đất, tác động xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra, chúng cũng gây ô nhiễm nguồn nước, là nguyên nhân dẫn đến cái chết của vi sinh vật trong lòng đất.
- Rác thải nhựa sẽ gây ra hiện tượng “ô nhiễm trắng” ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, không gian nghỉ ngơi, thư giãn của con người.
Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam
Mỗi năm, Việt Nam thải ra khoảng 1.8 triệu tấn rác thải nhựa (số liệu thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường), trong đó có khoảng từ 0.28 – 0.73 triệu tấn thải ra môi trường biển.
Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa của toàn cầu
Theo số liệu thống kế từ hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày sẽ thải ra môi trường khoảng 80 triệu tấn rác thải nhựa. Với tình trạng như thế này, sẽ sớm thôi Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm trầm trọng vì rác thải nhựa.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam xếp thứ 4 về việc xả rác thải ra môi trường
Biện pháp phòng ngừa rác thải nhựa ra môi trường
- Chuyển sang sử dụng túi giấy, túi vải vào các mục đích hàng ngày, mua sắm, đựng đồ dùng…
- Tái chế đồ dùng bằng nhựa bằng nhiều cách khác nhau cho từng mục đích sử dụng như túi tote, ví…Sử dụng túi nhựa phân huỷ sinh học có sẵn
- Khuyến khích, kêu gọi mọi người sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên: tre, sậy, lá chuối…để thay thế cho các vật dụng bằng nhựa
- Mỗi cá nhân cần rèn luyện ý thức, vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác thải. Mọi người cùng chung tay dọn rác để bảo vệ môi trường
- Người dân, mỗi cá nhân hạn chế dùng đồ nhựa, nhất là đồ nhựa chỉ được sử dụng một lần.
Hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần và vứt rác thải đúng nơi chỗ
Qua bài viết này mong rằng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm ô nhiễm rác thải nhựa là gì? Từ đó cùng nhau tuyên truyền, xây dựng ý thức của người dân, mỗi cá nhân trong việc hạn chế rác thải nhựa để bảo vệ môi trường.
Tác giả: Vũ Minh Đức (sưu tầm)