1. Thường xuyên vệ sinh thân thể: Đối với những trẻ có bệnh nền, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ như rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây, súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh, vệ sinh môi trường và tiêm phòng đầy đủ. Ảnh: UNICEF.
2. Hạn chế tiếp xúc nơi đông người:Cha mẹ và gia đình cũng cần hạn chế để trẻ tiếp xúc nơi đông người, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở). Trong trường hợp phải đi đến các nơi tập trung đông người phải đeo khẩu trang y tế đúng cách, giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Ảnh:Quỳnh Trang.
|
|
3. Hướng dẫn trẻ cách phòng tránh dịch: Cha mẹ và gia đình cần hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Ảnh:Hoàng Hà.
|
|
4. Nguồn thực phẩm cho trẻ: Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Ảnh:Themuslimvibe.
|
|
5. Giữ ấm cơ thể cho trẻ: Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
|
|
6. Rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi:Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc động vật nuôi như chó, mèo.
|
|
7. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
|
|
8. Cho trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường: Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. Đồng thời thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
|