1. Khoai tây
Khoai tây là thực phẩm giàu tinh bột, vitamin A, C và kali những chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cao bố mẹ nên cho các bé ăn nhiều. Nên chọn khoai vàng nâu nhạt bởi nó hở hơn các loại khoai khác và dễ dầm nhuyễn. Không chế biến cho các bé những củ đã mọc mầm hay được cất ở những nơi ẩm ướt, chất lượng củ đã giảm đi đáng kể.
2. Đu đủ
Đu đủ là một loại hoa quả rất bổ dưỡng. Ăn đu đủ giúp trẻ sáng mắt, phòng táo bón vô vùng hiệu quả. Đu đủ chín có vị ngọt nhẹ, mềm là thực phẩm rất tốt cho người già và trẻ nhỏ. Chúng chứa hàm lượng vitamin C, vitamin A, E rất cao giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, sáng mắt và tăng cường sức đề kháng.
Đu đủ còn là hoa quả chứa hàm lượng chất xơ, axit folic rất cao tốt cho hệ tiêu hóa non yếu của bé, làm sạch đường ruột, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy hiệu quả.
3. Lựu
Lựu rất giàu vitamin C, B, canxi, phot pho giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Bạn nên ép lấy nước cho các bé uống mỗi ngày 1 cốc sẽ khỏe mạnh và lớn máu. Loại hoa quả này không nên cho các bé ở độ tuổi ăn dặm ăn trực tiếp, nó rất dễ bị hóc bởi phần hạt rất cứng. từ 8 – 10 tháng tuổi là giai đoạn rất thích hợp để cho bé làm quen với nước lựu.
4. Súp lơ
Súp lơ trắng và súp lơ xanh đều chứa rất giàu vitamin A, vitamin C, can xi giúp tăng cường sức đề kháng cho bé vào mùa đông mà có thể chế biến thành nhiều món khác nhau phù hợp với các bé ở mọi độ tuổi.
Chất xơ trong súp lơ làm sạch các mảng bám trong cơ thể, nhuận tràng giúp hệ tiêu hoá của bé khoẻ mạnh và tránh các bệnh về đường ruột.
Đây là thứ quà tặng mà mẹ thiên nhiên đã mang đến cho các bé và con người bởi ngoài vitamin, súp lơ còn chứa rất nhiều các khoáng chất: megen, đồng, mangan, kẽm có lợi cho trẻ. Súp lơ nên hấp sẽ giữ nguyên được hàm lượng dưỡng chất hoặc có thể nghiền nhỏ nấu súp cho các bé đang ở độ tuổi ăn dặm đều rất tuyệt.
5. Củ cải
Củ cải là một loại củ giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp bé ngon miệng và tăng cường sức đề kháng. Đường trong củ cải chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ; những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi, photpho, sắt 0,6, mangan, bromine..; các vitamin nhóm B , vitamin C và nhiều loại axit amin.
Bạn nên bảo quản củ cải ở nơi thoáng mát trong phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh.Chỉ nên cắt củ cải trước khi chế biến nó. Với củ cải đã được gọt vỏ, thái lát, bạn nên để chúng trong một bát nước lọc, đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian an toàn không quá 2 ngày.
Trên là 5 thực phẩm mà các mẹ cần biết để thêm vào thực đơn hàng ngày cho con nhỏ, trong giai đoạn đầu nếu chăm sóc các bé không cẩn thận sẽ khiến sức khỏe của bé yêu đi và dễ mắc nhiều bệnh.