1. Vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển của trẻ?
Sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ em thúc đẩy tiến trình học tập
Ngay từ khi còn bé, trẻ đã luôn phải tập nghe âm thanh và tập nói ngôn ngữ như những thói quen hằng ngày. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thúc đẩy quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ được nhanh chóng và thuận lợi hơn. Thế nhưng, làm thế nào để điều này đạt được những kết quả tốt nhất chính là mục tiêu quan trọng của các môn học phát triển ngôn ngữ dành cho trẻ em.
Ngôn ngữ sẽ giúp thúc đẩy quá trình học tập cho trẻ tốt hơn.
Đối với những trẻ ở giáo dục mầm non, vai trò của giao tiếp là cực kỳ quan trọng. Thông qua giao tiếp, trẻ có thể dễ dàng bày bỏ những mong muốn và nguyện vọng của mình để thầy cô và ba mẹ giúp đỡ khi cần.
Định hướng, phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ
Mục tiêu chính của môn học này khi ra đời đó là góp phần giải quyết tất cả các nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Thời gian này được xem như bước hình thành những năng lực ngôn ngữ cho trẻ. Như phát âm, nghe, khả năng sử dụng vốn từ. Đặc biệt, là khả năng nói rõ ràng, rành mạch. Song song với đó là việc trang bị cho trẻ một số kỹ năng đọc và viết đơn giản để làm bước đà giúp các em tiến vào cấp tiểu học dễ dàng hơn.
Phát triển và cải thiện năng lực ngôn ngữ cho trẻ từ sớm tạo nền tảng tốt.
Phát triển nhân cách của trẻ
Có một sự thật là nếu không có ngôn ngữ, bố mẹ và thầy cô giáo sẽ không có phương tiện để giáo dục nhân cách cho trẻ. Thông qua việc giao tiếp, người lớn có thể dễ dàng hướng dẫn và dạy dỗ cho trẻ lối sống và cách ứng xử đúng đắn, theo những chuẩn mực tốt của xã hội.
Mỗi giáo viên mầm non khi đứng lớp trước tiên cần phải nắm được tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Nên xem việc hình thành tư duy ngôn ngữ chính là bước đầu tiên để hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ.
Phát triển nhân cách toàn diện thông qua sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Do đó, mỗi giáo viên cần phải được trang bị đầy đủ tất cả các kiến thức liên quan đến sự hình thành ngôn ngữ, cùng các biện pháp phát triển ngôn ngữ dành cho trẻ nhằm giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ chính trong môn học là “tạo lập và thúc đẩy sự phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ ở bậc giáo dục mầm non”.
2. Khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ em theo từng độ tuổi
Tùy vào các độ tuổi khác nhau mà trẻ sẽ có những thay đổi trong việc phát triển ngôn ngữ khác nhau, cụ thể:
- Giai đoạn từ 1 đến 1,5 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu bập bẹ lặp lại các từ nghe được từ người lớn. Song song đó, khả năng hiểu và lý giải cuộc hội thoại ngắn hay hiểu được ý nghĩa của những âm thanh, hành động khác nhau.
- Giai đoạn từ 1,5 đến 3 tuổi: Giai đoạn này khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh và tích cực.
- Giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi: Trẻ bổ sung thêm nhiều từ vựng thông qua các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh.
3. 9 Phương pháp giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả
Một số cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi tốt nhất đó là:
3.1. Cho trẻ chơi đồ bé thích
Việc cho trẻ những món đồ mà chúng yêu thích, sẽ giúp việc chơi với con trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
Hãy bắt đầu dạy con ngôn ngữ từ những món đồ chơi con yêu thích.
Từ những món đồ chơi quen thuộc như chiếc xe, hay các mô hình con vật, các bậc phụ huynh có thể dạy con màu sắc, tên gọi, hay các chuyển động của chúng,… Ngoài ra, anh/chị cũng có thể dạy con đưa ra yêu cầu, hay những mẫu câu bày tỏ cảm xúc đơn giản.
3.2. Tạo môi trường giàu ngôn ngữ
Cha mẹ luôn luôn được ví như giáo án phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tốt nhất. Do đó, các bậc phụ huynh nên dành thời gian trò chuyện với con mọi lúc mọi nơi, nhiều nhất có thể. Trong lúc đi chơi, đi mua sắm, đi học,… anh/chị nên dạy cho trẻ những sự vật đang diễn xung quanh, giúp con học cách chia sẻ cảm nhận của mình. Điều này sẽ giúp các hoạt động bình thường trở nên ý nghĩa và thú vị với con hơn rất nhiều.
3.3. Làm mẫu ngôn từ
Trên thực tế, các bậc phụ huynh sẽ nói rất nhanh trong khi giao tiếp với trẻ. Không những thế, nếu chưa nhận được câu trả lời, ba mẹ sẽ liên tục lặp lại câu hỏi của mình. Thế nhưng, những điều này dường như không phù hợp với độ tuổi mới bắt đầu học cách giao tiếp.
Ba mẹ nên làm mẫu ngôn ngữ để trẻ tiếp thu nhanh chóng hơn.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cần nói chậm, nói ngắn, nhấn các từ chính và nói từng chữ khi giao tiếp với trẻ thì mới mang đến hiệu quả tốt.
3.4. Không nên nói ngọng theo con
Trong những tháng đầu tiên khi bắt đầu tập nói, âm thanh của trẻ phát ra sẽ vô cùng dễ thương và non nớt. Điều này mang đến rất nhiều niềm vui cho cả gia đình. Tuy nhiên, việc cố gắng bắt chước để tạo niềm vui ngắn đôi khi sẽ mang đến những hậu quả dài cho trẻ như nói ngọng, phát âm không đúng, giọng điệu khi nói bị kéo dài,…. Do đó, khi giao tiếp với trẻ, các vị phụ huynh nên phát âm đúng. Đồng thời đừng quên khen ngợi mỗi khi con nói rõ ràng nhé.
3.5. Khám phá xung quanh nhiều hơn
Với những trẻ đang trong giai đoạn chập chững tập đi, anh/chị nên cho con tập khám phá xung quanh của mình nhiều hơn. Bởi ở giai đoạn này, việc tiếp nhận thông tin của trẻ sẽ chủ yếu bằng thính giác, khứu giác, thị giác, xúc giác. Do vậy, trong quá trình khám phá tự nhiên thông qua nghe, nhìn, trẻ sẽ từ từ phát triển các tư duy, đồng thời trau dồi vốn từ vựng riêng cho mình.
Nên cho trẻ khám phá xung quanh mình nhiều hơn.
Nếu có cơ hội, ba mẹ nên đưa trẻ đến những công viên đầy cây xanh, hoặc những nơi có không khí trong lành để con tự do vui chơi. Phụ huynh nên đóng vai trò là người đồng hành bên cạnh, giải đáp toàn bộ các thắc mắc cho con, qua đó giúp khả năng ngôn ngữ của trẻ được nâng cao hơn.
3.6. Nghe nhạc theo độ tuổi
Những giai điệu du dương sẽ giúp kích thích não bộ, tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Vì thế, ba mẹ nên cho trẻ nghe nhạc phù hợp với lứa tuổi thường xuyên hơn để giúp con luyện khả năng nghe, cũng như học được cách phát âm đúng.
3.7. Trò chuyện cùng nhau
Mục đích cuối cùng của việc phát triển ngôn ngữ chính là để cho trẻ tăng khả năng giao tiếp. Do đó, việc thường xuyên giao tiếp với trẻ chính là cách thực hành hiệu quả nhất.
Đừng quên trò chuyện với con hằng ngày bạn nhé.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thường xuyên được nói chuyện với người lớn sẽ giúp trẻ tăng thêm lượng vốn từ cho mình. Vì thế, các bậc phụ huynh nên cố gắng giao tiếp với con mọi lúc, mọi nơi. Dạy cho con biết cách nói những mẫu câu từ đơn giản đến phức tạp. Hãy liên tục gợi các ký ức, để con có thể kể lại được 1 câu chuyện theo trình tự. Điều này sẽ giúp bé tư duy từ ngữ tốt hơn.
3.8. Hát bài đồng dao và đọc thơ
Ở lứa tuổi này, các bé thường rất yêu thích các giai điệu. Do đó, các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ những bài hát đồng dao vui tươi, có lời nhạc dễ học, dễ thuộc. Việc này sẽ giúp các bạn nhỏ nhanh nhớ được từ vựng và biết cách sử dụng chúng như thế nào cho đúng.
3.9. Viết, vẽ tranh cùng bé
Có thể bạn chưa biết, những nét vẽ nguệch ngoạc ở lứa tuổi này chính là sự hình dung của trẻ về thế giới xung quanh. Các bậc phụ huynh nên khuyến khích bé vẽ tranh bằng cách vừa chơi và vừa học cùng con. Hãy khơi gợi những hình ảnh về các sự vật để giúp trẻ phát triển năng lực miêu tả.
Khuyến khích trẻ viết và vẽ để sự phát triển ngôn ngữ được toàn diện nhất.
4. Làm thế nào khi trẻ chậm nói
Trên thực tế, việc trẻ bị chậm nói không phải là trường hợp hiếm gặp. Theo thống kê, có đến khoảng 20% trẻ bị chậm nói so với các bạn cùng tuổi. Nghiêm trọng hơn, một số bé còn có các dấu hiệu rối loạn hành vi. Thậm chí nổi cáu do không thể nói được những mong muốn của mình.
Nếu trẻ bị chậm nói thì các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. Việc chậm nói có thể đơn thuần chỉ mang tính chất tạm thời. Và điều này hoàn toàn có thể được loại bỏ nhờ vào sự trợ giúp của ba mẹ. Các bậc phụ huynh muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vào lúc này nên thường xuyên bên cạnh con. Luôn động viên trẻ “giao tiếp” với mình bằng các cử chỉ hoặc âm thanh. Ngoài ra, cũng nên dành nhiều hơn thời gian để đọc truyện hay vui chơi với trẻ.
Đưa bé đến ngay bác sĩ để kiểm tra nếu có dấu hiệu bị chậm nói.
Tuy nhiên, chậm nói đôi khi còn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng như mất thính lực, bệnh khó học, hay thậm chí là mắc phải bệnh tự kỷ. Do đó, nếu phát hiện con có những biểu hiện của bệnh chậm nói thì không nên trông chờ vào việc tự hồi phục, mà tốt nhất là nên mang trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra toàn diện. Trong trường hợp xấu nhất, việc chậm nói của trẻ đến từ các bệnh tâm lý thì cũng được chữa trị một cách sớm nhất.
Trên đây là các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả mà các bậc phụ huynh nên biết trong quá trình nuôi con mình mà Worldkids – WIS đã tổng hợp lại được. Trong giai đoạn quan trọng này của trẻ, các phụ huynh hãy luôn là bạn đồng hành cùng để giúp con được phát triển một cách toàn diện nhé.