Từ lúc sơ sinh cho đến khi dậy thì, trẻ nhỏ phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển nhận thức, lần lượt giai đoạn này sẽ làm tiền đề cho giai đoạn tiếp theo. Vậy sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non bao gồm những gì? Đọc ngay bài viết dưới đây!
Phần lớn mọi người đều cho rằng "phát triển nhận thức" đề cập đến khả năng học tập và tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, sự phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ không bị giới hạn bởi trình độ học vấn và thành tựu trí tuệ. Bộ não của một đứa trẻ phát triển dần dần, cho phép chúng suy luận, học hỏi và ghi nhớ.
Bài viết dưới đây sẽ giải thích về sự phát triển nhận thức ở trẻ, các giai đoạn của nó và cách bố mẹ có thể làm để đóng góp vào sự phát triển trí tuệ của con.
Phát triển nhận thức của trẻ mầm non là sự phát triển của quá trình tư duy, liên quan đến khả năng xử lý thông tin, suy luận, phát triển ngôn ngữ, trí tuệ và trí nhớ. Sự phát triển nhận thức ở trẻ mầm non rất quan trọng. Nó gắn liền với sự phát triển của não bộ, cho phép trẻ khám phá thế giới xung quanh và giải quyết vấn đề.
Phát triển nhận thức gắn liền với sự phát triển của não bộ. Nguồn: Freepik
Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non có thể được chia thành 4 giai đoạn như sau:
Ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi khám phá thế giới xung quanh thông qua các giác quan. Một số đặc điểm của trẻ diễn ra trong giai đoạn này như:
- Trẻ sơ sinh hiểu các cảm giác và chuyển động.
- Trẻ học cách quan sát, lắng nghe và cầm nắm bằng tay.
- Trẻ sơ sinh bắt đầu tập bò, tập đi, nhận thức các ngôn ngữ và biết cách sử dụng một số đồ vật.
- Trẻ mới biết đi bắt đầu ý thức được rằng các sự vật vẫn luôn tồn tại ngay cả khi chúng không nhìn thấy. Ví dụ như: Khi một đồ vật bị giấu đi, trẻ sơ sinh có thể nghĩ rằng nó đã biến mất, trong khi trẻ mới biết đi sẽ bắt đầu tìm kiếm nó
- Trẻ biết phân biệt, gọi tên các đồ vật và những người xung quanh.
Trẻ sơ sinh bắt đầu khám phá thể giới bằng các giác quan. Nguồn: Freepik
Đây là giai đoạn tạo nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong tương lai. Một số đặc điểm về sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non ở giai đoạn này như:
- Trẻ học cách suy nghĩ và sử dụng hình ảnh hoặc từ ngữ để đại diện cho các sự vật.
- Trẻ bắt đầu thể hiện cái tôi cá nhân và chưa biết nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau.
- Trẻ bắt đầu hiểu ngôn ngữ tốt hơn.
- Trẻ biết giả vờ và bắt chước. Chúng cũng bắt đầu biết vẽ hoặc phác thảo những thứ nhìn thấy xung quanh.
Theo nghiên cứu khoa học, giai đoạn 2 – 3 năm đầu đời của một đứa trẻ là quan trọng nhất đối với sự phát triển nhận thức của chúng.
Từ 2 – 7 tuổi là giai đoạn quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ. Nguồn: Fitobimbi
Đây là giai đoạn phát triển nhận thức đánh dấu những thay đổi lớn về ngôn ngữ, trí nhớ và khả năng tư duy ở trẻ. Một số đặc điểm của trẻ ở giai đoạn này như:
- Trẻ phát triển tư duy logic và có những suy nghĩ cụ thể.
- Trẻ bắt đầu quan tâm hơn về những cảm xúc và suy nghĩ của người khác.
- Trẻ tự cảm thấy rằng suy nghĩ của chúng là duy nhất, không ai khác có cùng cảm xúc hoặc suy nghĩ với chúng.
- Trẻ có thể chưa hiểu được các khái niệm về giả định hoặc tư duy trừu tượng.
Trẻ từ 12 tuổi trở lên đã có khả năng tư duy khoa học và logic. Nguồn: Monkey
Ở giai đoạn này, trẻ có thể hiểu các ý tưởng trừu tượng, có khả năng tư duy khoa học và đưa ra cách giải quyết vấn đề. Một số đặc điểm của trẻ ở giai đoạn này như:
- Trẻ bắt đầu suy nghĩ về các vấn đề đạo đức, xã hội và chính trị.
- Trẻ có khả năng đưa ra suy luận logic cho các thông tin cụ thể.
Bố mẹ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non. Sự hỗ trợ từ bố mẹ có thể giúp các giai đoạn phát triển này diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức của trẻ. Nguồn: Monkey
Dưới đây là một vài cách bố mẹ có thể áp dụng để thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non:
Trẻ nhỏ có thể phát triển khả năng nhận thức thông qua tương tác hàng ngày với bố mẹ. Vì vậy, trong quá trình giao tiếp, bố mẹ có thể kết hợp dạy cho trẻ những kiến thức nền tảng như:
- Sử dụng tên cho những đối tượng được nhắc đến để dạy trẻ cách gọi tên.
- Hát cho bé nghe và khuyến khích chúng hát theo bạn. Cách này có thể giúp trẻ liên kết từ với các đồ vật hoặc hình ảnh trong sách góp phần vào sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non.
- Dạy trẻ phân biệt các âm thanh và nguồn phát ra những âm thanh đó.
- Dạy trẻ về hình dạng và màu sắc bằng cách mô tả các đồ vật xung quanh.
- Cho trẻ mới biết đi xem sách hoặc câu đố có chứa các chữ cái để chúng làm quen với bảng chữ cái.
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, kiên nhẫn lắng nghe và giải đáp thắc mắc cho chúng bằng những ví dụ cụ thể.
- Tạo nhiều sự lựa chọn để trẻ có cơ hội tự suy nghĩ và đưa ra quyết định.
Một số hoạt động học tập hoặc trò chơi trẻ em cũng giúp trẻ phát triển nhận thức, cải thiện khả năng tư duy và sáng tạo.
Một số hoạt động học tập có thể giúp trẻ cải thiện tư duy. Nguồn: Monkey
Bố mẹ nên tìm hiểu xem trẻ hứng thú với điều gì và khuyến khích chúng thực hiện điều đó thường xuyên hơn. Ví dụ: nếu trẻ đam mê phác thảo hoặc vẽ tranh, hãy khuyến khích chúng vẽ nhiều hơn. Hoặc, nếu chúng thích sách, hãy mua cho chúng những cuốn sách mới phù hợp với lứa tuổi.
Đưa trẻ ra ngoài khám phá những nơi thú vị cũng là một cách giúp trẻ phát triển nhận thức và các kỹ năng xã hội.
Bạn nên cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn như: cùng trẻ đi dọc theo bờ biển hoặc đi bộ trong rừng để nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động thông qua các trò chơi trong công viên vào mỗi dịp cuối tuần, đưa trẻ đi du lịch khi được nghỉ phép,…
Thường xuyên đưa trẻ đi tham quan địa điểm mới cũng có lợi cho sự phát triển nhận thức của trẻ. Nguồn: Pingo
Có thể bạn quan tâm: Gợi ý cho mẹ các
trò chơi trẻ em giúp phát triển kỹ năng cầm nắm ở trẻ sơ sinh
Có nhiều hoạt động giải trí – tương ứng với từng nhóm tuổi – mà bố mẹ có thể cho trẻ tham gia để giúp cải thiện sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non, được liệt kê trong bảng dưới đây:
NHÓM TUỔI |
HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ |
Trẻ sơ sinh (Giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi)
|
Chạm và nắm đồ vật: Trẻ sơ sinh có thể cải thiện xúc giác và phản xạ cầm nắm của mình với đồ chơi mềm. |
Trẻ mới biết đi (Giai đoạn 18 – 36 tháng tuổi)
|
Trò chơi xếp hình: Xếp các khối giúp trẻ mới biết đi cải thiện kỹ năng học tập và tư duy. |
Trẻ mẫu giáo (Giai đoạn 4 – 6 tuổi)
|
Trò chơi nối hình: So sánh hình dạng và đặt các đối tượng đúng vị trí là trò chơi đơn giản giúp cải thiện kỹ năng quan sát, ghi nhớ và học hỏi của trẻ. |
Trẻ em trong độ tuổi đi học (Giai đoạn 7 – 12 tuổi)
|
Các trò chơi học tập đơn giản: Board games (Tạm dịch: Các trò chơi với bàn cờ), chơi ô chữ, đoán từ,…là một vài trò chơi có thể khuyến khích khả năng tư duy của trẻ. |
Thanh thiếu niên (Giai đoạn 12 – 18 tuổi)
|
Các trò chơi trí tuệ: Chơi cờ vua, chơi bài, cờ caro,… là những hoạt động tốt để rèn luyện trí óc cho trẻ ở lứa tuổi này. |
Xem thêm:
- 5 trò chơi trẻ em siêu đơn giản giúp trẻ 13 tháng tuổi phát triển nhiều kỹ năng
- Trò chơi trẻ em nào phù hợp với trẻ? Những điều diệu kỳ sẽ đến qua trí tưởng tượng của trẻ em
- 25 hoạt động và trò chơi trẻ em ngoài trời vui nhộn
Sự phát triển nhận thức ở trẻ là quá trình tự nhiên diễn ra theo từng giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển nhận thức riêng, bố mẹ có thể đồng hành và hỗ trợ để trẻ phát triển toàn diện, an toàn và khỏe mạnh.