1. Cải bó xôi
Cải bó xôi hay còn gọi được là rau bina hay rau chân vịt, đây là loại rau đứng đầu trong danh sách các loại rau củ tốt cho trẻ nhỏ tập ăn dặm. Trong rau cải bó xôi có hàm lượng lớn vitamin A, K,... một số chất chống oxy hóa khác.
Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, rau cải bó xôi còn rất giàu beta-carotene và lutein, hai chất chống oxy hóa có khả năng giảm nguy cơ ung thư.
Rau cải bó xôi bố mẹ có thể luộc phần cuỗng cho bé tập ăn BLW, phần lá xay nhuyễn để nấu các món cháo hoặc trộn cùng làm cơm rau củ cho bé.
2. Cà rốt
Cà rốt được biết tới như loại thực phẩm tốt cho mắt bởi chứa lượng lớn vitamin A, cụ thể là 128g cà rốt cung cấp tới 428% nhu cầu vitamin A cần thiết cho cơ thể. Trong cà rốt còn chứa beta-carotene, chất chống oxy hóa làm vỏ cà rốt có màu cam và có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Khi mới tập ăn dặm, bố mẹ có thể cắt cà rốt thành các thanh dài, nhỏ luộc chín cho bé, hoặc nấu cháo hoặc súp cà rốt cho bé. Cà rốt có thể kết hợp cùng nhiều loại đạm khác nhau, nên bố mẹ thỏa sức chế biến món ăn cho bé từ cà rốt.
3. Cải xoăn kale
Cải xoăn Kale là một trong những loại rau lá xanh giàu dinh dưỡng. Nhìn chung cải xoăn kale giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể nhờ vào các chất chống oxy hóa và nhóm vitamin như: A, B, C, Kali, Canxi, đồng,.....
Cải xoăn kale mẹ có thể dùng để nấu cháo, nấu canh, hoặc trộn cùng cơm cho bé ăn dặm.
4. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong những loại rau nên giới thiệu cho bé ngay khi bắt đầu tập ăn dặm. Trong bông cải xanh có chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin K, C, vitamin nhóm B, folate, magie, kali cần thiết cho cơ thể.
Bên cạnh đó, bông cải xanh còn chứa sulforaphane, hợp chất có thể ngăn ngừa ung thư phát triển, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính khác.
Bông cải xanh có vị ngọt đặc trưng, rất dễ ăn nên được rất nhiều bạn nhỏ và người lớn ưa thích. Bố mẹ có thể luộc bông cải xanh, nấu cháo, làm súp, nấu canh cho bé bằng bông cải xanh rất tiện.
5. Cải Brussel
Loại cải có họ hàng với bắp cải này rất giàu chất dinh dưỡng. Mỗi khẩu phần ăn cải Brussel có thể cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, trong đó có vitamin K, vitamin A, C, folate, magie, kali… Ngoài ra, cải còn chứa nhiều hợp chất thực vật hỗ trợ bảo vệ sức khỏe toàn diện. Trong cải chứa kaempferol, một chất chống oxy hóa đặc biệt có hiệu quả ngăn chặn sự tổn thương ở các tế bào.
Cải Brussel còn có công dụng tăng cường chức năng thải độc của cơ thể đáng kể. Một nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ cải Brussel sẽ làm tăng 15 – 30% loại enzyme đặc biệt giúp kiểm soát quá trình thải độc, làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
6. Măng tây
Măng tây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của bạn. 90g măng tây cung cấp tới 1/3 nhu cầu folate cần thiết cho cơ thể, cùng với đó là selen, vitamin K, thiamin và riboflavin. Lượng folate từ các thực phẩm như măng tây có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh tật và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ trong giai đoạn thai kỳ.
Măng tây còn có thể xem là một loại thuốc lợi tiểu, dùng được cho người bị yếu thận, đau bàng quang, đau gan… Bên cạnh đó, axit amin glutathione trong măng tây cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và quáng gà.
Măng tây bố mẹ có thể luộc trực tiếp hoặc áp chảo cùng cá hồi, cùng gà, trộn cơm cho bé tập ăn dặm.
7. Đậu Hà Lan
Trong 160g đậu Hà Lan đã nấu chín có chứa 9g chất xơ, 9g protein và vitamin A, C, K, riboflavin, thiamin, niacin và folate. Do có chứa nhiều chất xơ nên đậu Hà Lan có thể hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa bằng cách tăng cường các lợi khuẩn đường ruột và cải thiện chức năng hoạt động của nhu động ruột.
Lượng kali dồi dào có trong đậu Hà Lan còn giúp điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định. Nguyên nhân là bởi kali hoạt động như một loại thuốc giãn mạch, nghĩa là làm giảm sự tắc nghẽn trong mạch máu và giảm huyết áp.
Ngoài ra, trong đậu còn có chứa các saponin, một nhóm hợp chất thực vật có khả năng phòng chống ung thư. Saponin có thể đẩy lùi ung thư bằng cách giảm sự phát triển của các khối u và ung thư