Do hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có điều trị hỗ trợ bệnh. Vì vậy, để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
- Đảm bảo việc ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng
- Trong sinh hoạt hàng ngày cần sử dụng nguồn nước sạch để đảm bảo vệ sinh
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, kể cả người lớn và trẻ em, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Không mớm thức ăn cho trẻ và đặc biệt không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi;
- Dùng riêng vật dụng cá nhân của trẻ như: khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống...
- Vệ sinh sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập... bằng dung dịch tẩy rửa đảm bảo. Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của trẻ bị bệnh cần thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo cho cơ sở y tế gần nơi ở nhất.
- Ngoài ra, khi con đã nhiễm bệnh cha mẹ không cho con chọc vào các mụn nước trên cơ thể; có môi trường sinh sống sạch sẽ, tránh để con tiếp xúc với không khí và nước bẩn; không tự ý dùng thuốc chữa trị cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
- Để hạn chế số ca tử vong do bệnh tay chân miệng, các cơ sở y tế cần tăng cường theo dõi người bệnh đang nằm nội trú để phát hiện, điều trị kịp thời các ca bệnh diễn biến nặng lên.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày giúp phòng chống bệnh tay chân miệng