Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ em của bác sĩ và nhà giáo dục học người Ý Maria Montessori (1870 – 1952). Đây là phương pháp tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác.
Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và khi dạy phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi trẻ.
Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các điều kiện trong môi trường.
Phương pháp Montessori được áp dụng hầu hết trên các quốc gia có sự phát triển mạnh về giáo dục, đặc biệt trong thời đại hiện nay khi giáo dục mầm non đang ngày được chú trọng. Việc ứng dụng phương pháp Montessori vào chương trình giáo dục màm non đang ngày càng được áp dụng rộng dãi, đối với địa bàn như Trường mầm non Kim Nỗ là một trong những trường thuộc địa bàn Huyện Đông anh thì việc ứng dụng phương pháp Montesori đã được ứng dụng rất nhiều vào các vào các môn học, ở đây dưới một hình thức mà trường mầm non Kim Nỗ chúng tôi đang nghiên cứu và thực hiện thì tất cả các đồng chí giáo viên đã mạnh dạn xây dựng và đưa vào dạy trẻ dạy trẻ thông qua hoạt động góc. Chúng tôi đã nghiên cứu các BÀI TẬP THỰC HÀNH phù hợp với môi trường lớp học và phù hợp với nhu cầu đặc điểm của trẻ trong lớp, làm sao để trẻ hứng thú lĩnh hội mà vẫn tiêp thu được những kĩ năng cơ bản một cách hiệu quả nhất.
Với phương pháp Montessori các bài tập luôn hướng tới những hoạt động thực hành cuộc sống, khi thực hiện bài tập trẻ được trải nghiệm những kỹ năng thực tế để tự chăm sóc và phục vụ bản thân như rót đồ uống, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, tự mặc và cởi quần áo hình thành thói quen chăm sóc bản thân, …Trẻ chăm sóc môi trường bằng cách giữ lớp học sạch đẹp, tưới cây, quét bụi, ngoài ra khi thực hiện phương pháp và thực hiện các bài tập trẻ cũng học được thói quen biết chờ đợi đến lượt mình, chờ đợi hoạt động mình muốn làm, đưa ra những lời nhận xét mang tính chất xây dựng và tích cực đồng thời biết lắng nghe người khác. Đặc biệt để hướng tới, mục tiêu mà phương pháp Montessori đặt ra là phát triển toàn diện cho trẻ dựa trên việc học qua cảm giác, tức là việc lấy các giác quan của trẻ làm tiêu chí để phát triển mọi mặt. Ví dụ: như việc lấy thính giác để phát triển thẩm mỹ và tai nghe âm nhạc cho trẻ, lấy xúc giác để phát triển vận động tinh và vận động thô cho trẻ nhằm phát triển thể chất toàn diện cho trẻ, lấy hứng thú để hoàn thiện những kĩ năng cơ bản cho trẻ . Chính vì mong muốn phát triển toàn diện cho trẻ mầm non đây luôn là vấn đề mà chúng tôi lưu tâm và hướng tới nhằm phát triển toàn diện cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ ở trường mầm non Kim Nỗ nói riêng. Với các góc chơi trẻ rất hứng thú tham gia, bởi nội dung chơi rất đa dạng và phong phú ví dụ như góc góc phân vai, đặc biệt ở nhóm thực hành kĩ năng, và nhóm chơi nấu ăn các bé gái thích thú nhập vai chơi để thỏa mãn sở thích đóng vai làm người lớn ở trẻ, và đây là những hình ảnh các bé thực hiện những bài tập ở các nhóm chơi mà trẻ thích.
Khi ứng dụng phương pháp Montessori tôi thấy Phương pháp Montessori đặc biệt thích hợp cho hoạt động góc. Vì vậy, sau khi các cháu đã được học kiến thức mới trong giờ hoạt động chung, cô có thể cho cháu hoạt động góc theo hình thức Montessori dựa vào cơ sở vật chất của địa phương, với những cháu không nắm vững kiến thức trong hoạt động chung sẽ được cô hướng dẫn lại từng trong giờ hoạt động góc để cháu chậm sẽ lĩnh hội những kiến thức mới một cách nhẹ nhàng hứng thú mà không gò bó.