Theo báo cáo của UNICEF, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần ở Việt Nam là từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên. Ngoài ra, theo thông tin từ Bộ Y tế cho biết, căng thẳng đang gây ra các rối loạn tâm lý cho 15% trong số 95 triệu người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ.
Nhân tháng Khỏe vì gia đình, cùng sự đồng hành của Bác sĩ Đào Thị Thu Hương, Hellobacsi chia sẻ nội dung để nâng cao nhận thức của cha mẹ về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi. Đồng thời, cha mẹ cũng được trạng bị những phương pháp để nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần cho con thật tốt.
Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi có những đặc trưng và hành vi điển hình. Sau đây sẽ là nội dung để cha mẹ hiểu hơn các đặc điểm tâm lý nổi bật của trẻ sơ sinh 0-1 tuổi, trẻ tập đi 1-3 tuổi, trẻ 4-12 tuổi và thanh thiếu niên từ 13-18 tuổi.
2. Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi (0 – 1 tuổi)
Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi sẽ có sự khác biệt giữa các bé mới chào đời 0-3 tháng và bé từ 3-12 tháng tuổi.
Với những bé từ 0-3 tháng tuổi, các bé chủ yếu giao tiếp bằng ánh mắt và những tiếng kêu chưa rõ lời của mình. Cũng như, con có thể lắng nghe giọng nói của cha mẹ, và sẽ mỉm cười phản hồi nhiều hơn từ tháng thứ 2.
Các bé ở đội tuổi 3- 12 tháng đã có thể lắng nghe từ cha mẹ nhiều hơn. Con ở độ tuổi này sẽ dễ cười khi vui và khóc khi khó chịu hay ít được chú ý. Lúc này bé cũng dần nhận diện được người quen và người lạ. Bên cạnh đó, từ tháng thứ 9 các bé sẽ thích ôm và cả được ôm.
Trong giai đoạn này, cha mẹ sẽ cần lưu tâm đến những tuần khủng hoảng của bé để biết cách chăm sóc và nuôi dạy con lành mạnh.
>>> Cha mẹ có thể xem thêm: 10 món đồ chơi dành cho bé trai 1 tuổi
3. Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi (1 – 3 tuổi)
Đặc điểm tâm lý của trẻ sơ sinh, tập đi có sự phân nhánh rõ giữa bé 1 tuổi và bé từ 2-3 tuổi.
Bé lên 1 tuổi có khả năng nhận ra mình trong gương cũng như hiểu được sự xuất hiện và vắng mặt của cha mẹ đôi khi, chỉ là tạm thời chứ không hoàn toàn biến mất như trẻ dưới 1 tuổi.
Trẻ 2-3 tuổi có khả năng bộc lộ cảm xúc rõ ràng hơn nhưng vẫn còn “nắng mưa thất thường”, cha mẹ có thể thấy các bé đột ngột khóc to, giận dữ đỏ mặt. Đó là vì bé 2-3 tuổi sẽ muốn biết bản thân mình là ai cũng như “chỉ làm khi muốn”. Và bé cũng sẽ tự tin hơn với người lạ và biết rằng mọi người cũng có cảm xúc như mình.
Từ giai đoạn 3 tuổi trở lên, sự tò mò sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và cha mẹ sẽ dễ thấy bé đặt câu hỏi nhiều hơn như: “Tại sao? / Như thế nào? / Cái gì?”. Song song đó, về thể chất, các bé bắt đầu muốn hòa nhập với các bạn đồng trang lứa. Khả năng tưởng tượng cũng phong phú và biết cách dùng bộc lộ cảm xúc của mình hơn. Cách để biểu lộ cảm xúc tốt nhất là bé thích chơi trò đóng vai nhất. Từ đây con cũng biết khi nào con làm đúng, làm sai hoặc trái ý cha mẹ.