Theo chia sẻ của gia đình: “ Hai chị em cháu chơi với nhau, chị nghịch ngợm nhét một hạt nhãn vào miệng em khiến em bị hóc. Khi gia đình phát hiện ra thì con đã ở trạng thái vật vã, kích thích, khó thở. Gia đình nhanh chóng cho cháu đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Mê Linh. Các Bác sĩ tại đây đã tiến hành sơ cứu, đặt ống nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
- Với tình trạng nguy kịch của cháu N, các Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tập trung cấp cứu, tiến hành nội soi dưới gây mê cho cháu. Thủ thuật thành công và giành lại sự sống cho cháu trước lưỡi hái tử thần. Điểm khó khăn trong ca cấp cứu này là dị vật (hạt nhãn) khá to so với thực quản của cháu gây nhiều khó khăn trong quá trình gắp. May mắn! Chỉ sau một ngày nhập viện cấp cứu, bệnh nhi đã sức khỏe tiến triển tốt.
- Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp hóc dị vật mà Bệnh viện Xanh Pôn tiếp nhận và cấp cứu thành công. Cũng là cảnh báo với các bậc phụ huynh có cháu nhỏ phải trông chừng sát sao để tránh hậu quả đáng tiếc.
LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SỸ
- Hóc dị vật là tai nạn dễ dẫn đến tình trạng suy hô hấp, nếu không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến tình trạng tổn thương não không phục hồi, thậm chí tử vong.
Xử trí tại chỗ khi trẻ hóc dị vật
- Khi trẻ không may mắc dị vật, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh, tuyệt đối không được dùng tay móc dị vật hoặc dùng mẹo dân gian chữa hóc dị vật.
- Nếu trẻ hóc dị vật còn tỉnh táo, có ho được thì yêu cầu bệnh nhân ho. Trường hợp bệnh nhân ho không hiệu quả, khó thở thì cần tiến hành cấp cứu tại chỗ.
- Khi trẻ không may mắc dị vật, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh, tuyệt đối không được dùng tay móc dị vật hoặc dùng mẹo dân gian chữa hóc dị vật. Cho đầu bệnh nhân thấp xuống, nghiêng về 1 bên, dùng 1 chân đỡ dưới cánh tay và thực hiện vỗ lưng 5 lần. Lưu ý khi vỗ lưng theo chiều đẩy xuống phía dưới đầu, cổ. Sau 5 lần vỗ kiểm tra xem dị vật có ra hay không, sau đó lại làm tiếp.
- Đối với trẻ lớn có thể làm thủ thuật Heimlich, nên đặt trẻ nằm vắt ngang qua đầu gối của người lớn theo tư thế đầu chúi xuống để vỗ lưng. Cần lưu ý, luôn vỗ lưng theo chiều mạnh xuống phía dưới. Nếu vỗ lưng không thấy dị vật ra, hãy cho trẻ nằm ngược lại, ngửa mặt lên, đầu chúi xuống dưới và ấn ngực ở vị trí 1/2 dưới của xương ức.
- Trường hợp đã sơ cứu thành công, dị vật ra được bên ngoài thì nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.
- Còn nếu bệnh nhân không ho được và không còn tỉnh táo, gọi hỏi không đáp ứng, phải gọi người hỗ trợ.
- Tai nạn hóc sặc dị vật có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của trẻ. Do đó, bên cạnh việc trang bị cho mình những kiến thức sơ cấp cứu cơ bản để xử lý những tình huống khẩn cấp, các bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu ý không nên cho trẻ sử dụng những loại hạt và thực phẩm có nguy cơ dây hóc sặc, đảm bảo việc trẻ luôn trong tầm mắt kiểm soát của người lớn để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
(Khoa Nhi - BV Xanh pôn)