1. Rau củ và trái cây cho trẻ có vai trò quan trọng như thế nào?
Trong 4 đến 6 tháng đầu tiên, bé sẽ bú sữa mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, kể từ tháng thứ 6 trở đi, bé sẽ bắt đầu được ăn dặm. Vì vậy, mẹ bỉm sữa rất cần có kiến thức về cách chế biến thức ăn sao cho phù hợp với từng lứa tuổi của bé.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, tốt nhất là các mẹ nên cho bé ăn dặm theo ô vuông thức ăn. Với ô trung tâm là sữa mẹ hoặc sữa công thức. 4 ô xung quanh là 4 nhóm chất cơ bản: protein, glucid, lipid và chất xơ.
Chính vì nằm trong ô vuông thức ăn nên rau củ và trái cây cho trẻ chiếm vai trò không kém phần quan trọng. Nhóm thực phẩm này có tác dụng:
- Cung cấp chất xơ, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của trẻ.
- Phòng chống táo bón.
- Cung cấp vitamin cùng các acid amin thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Cung cấp các chất khoáng cần thiết như: Natri, Kali, Magie, sắt, kẽm, đồng, selen,…
2. Hậu quả sẽ như thế nào nếu không cung cấp đủ rau củ và trái cây cho trẻ?
Nếu bố mẹ cung cấp chế độ ăn thiếu rau củ và trái cây cho trẻ, những hậu quả có thể xảy ra bao gồm:
- Trẻ chậm tiêu, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi.
- Bé dễ bị táo bón.
- Tăng nguy cơ béo phì.
- Thiếu các vitamin acid amin cần thiết nên trẻ chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ.
- Dễ bị xuất huyết, chảy máu cam do thiếu vitamin C, vitamin K.
- Có thể bị suy dinh dưỡng.
- Tê phù, thiếu máu, lở miệng, mệt mỏi do thiếu vitamin nhóm B.
- Xanh xao, hốc hác do thiếu acid folic.
- Suy giảm thị lực, giảm sức đề kháng do thiếu vitamin A.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường ở trẻ em.
3. Cung cấp rau củ và trái cây cho trẻ thế nào cho phù hợp?
Không phải bố mẹ chỉ cần cung cấp rau củ và trái cây cho trẻ là được mà nên chú ý một số vấn đề. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bố mẹ nên cho bé ăn đa dạng nhiều loại trái cây, rau củ. Bên cạnh đó, bạn nên nhớ một điều rằng không phải trái cây, rau củ đắt tiền là tốt cho sức khỏe của bé.
Về rau, bố mẹ nên ưu tiên chọn những loại rau có màu xanh đậm. Bởi vì những loại rau thế này rất giàu chất dinh dưỡng, không gây béo phì. Đồng thời hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Về củ, những loại củ ưu tiên hàng đầu cho bé vẫn là những củ có màu tím, đỏ, cam, vàng,… Các chất xơ hòa tan trong những loại củ này giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu. Đồng thời giúp ức chế sự hình thành cũng như tích lũy chất béo có hại trong cơ thể.
Về quả, bố mẹ nên ưu tiên chọn những quả mềm, dễ tiêu cho bé. Trong giai đoạn ăn dặm, bố mẹ có thể xay sinh tố, làm nước ép hoặc giã nhuyễn trái cây để cho trẻ ăn.
4. Thời điểm thích hợp để trẻ ăn rau củ quả trong ngày
Đối với những bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn 1 đến 2 lần trong 1 ngày. Mục đích là để bé tập quen dần với thức ăn khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức.
Đối với trẻ lớn hơn, từ 8 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn rau củ quả cùng với các bữa ăn chính trong ngày. Riêng đối với nước ép trái cây hoặc hoa quả nghiền nhuyễn thì có thể cho bé ăn tráng miệng. Hoặc là ăn vào các bữa ăn phụ cùng với sữa chua, phô mai,…
Những trẻ lớn hơn nữa, từ 1 đến 2 tuổi trở đi thì bố mẹ nên tập thói quen ăn rau củ trong các bữa ăn chính. Đồng thời bổ sung thêm trái cây trong các bữa ăn phụ hoặc ăn vặt hàng ngày.
5. Những loại rau củ và trái cây cho trẻ nên được ưu tiên chọn lựa
Đối với rau, những loại rau được ưu tiên chọn cho chế độ ăn dặm của bé bao gồm:
6. Một số điều cần lưu ý
Khi chế biến rau củ và trái cây cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý một số điều sau:
- Ngâm với nước muối khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch.
- Trái cây nên gọt vỏ, xay nhuyễn, ép lấy nước hoặc nghiền nhuyễn.
- Rau củ nên xay sinh tố thật nhuyễn. Trẻ càng lớn thì cho ăn càng thô hơn.
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng tối đa là 5 ngày.
- Lựa chọn những loại rau củ và trái cây cho trẻ có màu bắt mắt để kích thích sự thèm ăn của trẻ.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, các bậc phu huynh sẽ có thêm kiến thức hữu ích về rau củ và trái cây cho trẻ. Từ đó, các bạn sẽ biết cách chọn và chế biến sao cho phù hợp với chế độ ăn của trẻ. Đồng thời giúp cho trẻ khỏe mạnh và thông minh hơn.