Quy tắc 5 ngón tay' dạy trẻ tránh bị xâm hại
Quy tắc này cực đơn giản, sẽ giúp trẻ có thể tránh xa những đối tượng nguy hiểm và bảo vệ chính bản thân mình.
Cha mẹ có thể dạy con xác định được 5 nhóm người thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, từ đó đưa ra định hướng giao tiếp phù hợp, giúp trẻ tránh bị lạm dụng, mua chuộc hay xâm hại tình dục.
Gần mình nhất, được tượng trưng cho những người thân thiết trong gia đình, bao gồm: ông, bà, bố, mẹ, anh chị em ruột. Bố mẹ cần cho trẻ biết đây là những người có thể tắm, ngủ chung hay làm vệ sinh giúp trẻ khi nhỏ, nhưng khi trẻ tự làm được thì sẽ không cần sự trợ giúp từ gia đình nữa.
2. Ngón trỏ:
Ngón này tượng trưng cho những đối tượng như: thầy cô, bạn bè mà trẻ thường gặp ở trường lớp, người thân họ hàng của gia đình. Những người thuộc nhóm ngón tay trỏ sẽ được nắm nay, khoác vai và chơi đùa cùng trẻ. Và chỉ dừng lại ở những hành động đó, nếu có hành động nào vượt quá giới hạn như: hôn, chạm vào “vùng đồ bơi” của trẻ thì trẻ phải hét thật to và gọi bố/mẹ.
3. Ngón giữa
Gồm hàng xóm, bạn bè của bố mẹ – đây là nhóm người quen biết nhưng ít gặp, bố mẹ cần dạy trẻ chỉ dừng lại ở các hành động: bắt tay, cười, chào hỏi.
4. Ngón áp – Ngón áp út
Bao gồm những người quen với gia đình, tuy nhiên trẻ mới được gặp lần đầu thì chỉ dừng lại ở mức chào hỏi, vẫy tay…
5. Ngón út
Bố mẹ cần cho trẻ hiểu rằng đây là ngón tay xa trẻ nhất, đồng nghĩa với nhóm người hoàn toàn xa lạ mà trẻ không biết. Nếu họ có hành động thân mật khiến trẻ lo sợ thì trẻ cần phải bỏ chạy, hét thật to để mọi người xung quanh biết.
Ngoài ra, không loại trừ trường hợp cho trẻ đi khám bác sĩ và xảy ra những vấn đề không tốt, nên bố mẹ cần cho bé biết rằng, bác sĩ chỉ có thể khám cho trẻ khi có sự đồng ý của bố mẹ. Khi đi chơi không có bố mẹ đi cùng, trẻ tuyệt đối không được cho ai lạ mặt tự ý động vào người mình và tuyệt đối không nhận quà từ người lạ.
Nguồn: Tham khảo