Dấu hiệu bệnh cảm cúm ở trẻ em
- Sốt.
- Ho.
- Bị ớn lạnh.
- Nhức đầu.
- Chóng mặt.
- Buồn nôn.
- Mệt mỏi.
- Đau tai.
- Đau họng.
- Chảy nước mũi.
- Đau, nhức cơ bắp.
- Có thể bị tiêu chảy.
- Ăn không ngon miệng.
- Người yếu ớt như không còn sức.
Nhiều mẹ thường nhầm lẫn giữa cảm lạnh và cảm cúm. Dấu hiệu của cảm lạnh ở trẻ là đau họng và khỏi sau 2-3 ngày kèm theo những triệu chứng mới như ho, tắc mũi, chảy dịch nhầy mũi. Trẻ nhiễm lạnh có thể chữa bằng thuốc viêm họng, thông mũi, xông bằng lá bưởi, hương nhu, kinh giới, xả, ngải cứu. Bệnh khỏi sau 1 tuần và không gây biến chứng vào phổi.
Trẻ mắc cảm cúm thường đột ngột sốt cao 38,7 tới 40 độ kèm theo triệu chứng rét run, buồn nôn, đau nhức, ho. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm phổi, viêm phế quản đe dọa tới tính mạng.
Con đường lây nhiễm bệnh cảm cúm giữa trẻ nhỏ
Bệnh cúm lây truyền rất đơn giản giữa trẻ nhỏ, đặc biệt khi các bé sinh hoạt trong cùng một điều kiện môi trường, lớp học. Thực tế chỉ cần một bé mắc cúm ho hoặc hắt hơi thì các bạn bị tiếp xúc với những hạt nước nhỏ chứa siêu vi cúm bay ra từ miệng, mũi của bé đó cũng có khả năng mắc bệnh.
6 nguyên tắc vàng giúp phòng bệnh cảm cúm cho trẻ
Mẹ cần đảm bảo 3 nguyên tắc dưới đây để giúp con phòng bệnh cảm cúm hiệu quả:
- Rửa tay thường xuyên.
- Lau chùi các bề mặt sạch sẽ.
- Trau dồi kiến thức về bệnh.
- Nghỉ ngơi tại nhà khi mắc cúm.
- Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên.
- Thúc đẩy hệ miễn dịch qua chế độ ăn khỏe mạnh. Bổ sung vitamin C, D từ rau củ quả tự nhiên.
Cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ qua nguyên tắc, thói quen sinh hoạt hàng ngày
1. Rửa tay, súc miệng sau khi đi từ ngoài về
2. Chú trọng các đồ dùng cá nhân
3. Vận động nhiều vào buổi sáng và bổ sung nước đầy đặn
4. Rèn luyện thói quen sinh hoạt đúng quy tắc: đảm bảo chế độ sinh hoạt cho bé như sau:
- Ngày ăn đủ 3 bữa
- Đi ngủ sớm
- Dậy sớm đúng giờ
5. Luôn giữ nhiệt độ phòng ở 27-28 độ C
Đảm bảo đúng nguyên tắc này, cha mẹ sẽ giúp cơ thể bé không bị lạnh và tránh nguy cơ suy giảm khả năng miễn dịch.
Cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ qua việc bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng
6. Vitamin A hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể và làm ổn định tế bào da. Mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm như trứng gà, sữa, dầu cá…
7. Vitamin B giúp gây cảm giác thèm ăn và có nhiều trong các thực phẩm như thịt heo, lươn, trứng, đỗ tương, chuối…
8. Vitamin C chứa nhiều trong những loại rau, hoa quả như súp lơ xanh, ớt chuông xanh, rau cải, và những loại rau màu vàng và xanh khác…
Đặc biệt, loại vitamin này còn giúp giảm stress cực tốt, phù hợp với những mẹ bị áp lực khi nuôi dạy con.
9. Những loại rau khác cà chua, khổ qua, bí ngô, dưa chuột hay cà tím cũng giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh cảm cúm hiệu quả.
10. Thực phẩm chứa kẽm giúp khống chế sự sinh sôi của mầm bệnh cảm cúm. Mẹ nên bổ sung cho con các thực phẩm như thịt nạc, cá, con hàu hay lòng đỏ trứng.
11. Thực phẩm có tính kiềm nhằm duy trì môi trường có tính kiềm giúp cơ thể của trẻ loại bỏ được độc tố. Mẹ nên cho con ăn các thực phẩm như nho, hải sản, cà rốt.
Tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh cảm cúm cho trẻ
12. Theo lời khuyên từ bác sĩ, mẹ nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm. Đối tượng trẻ có nguy cơ dễ bị lây nhiễm cúm cần được tiêm phòng là từ 6 tháng đến 8 tuổi.
Thời tiết giao mùa rất dễ khiến các bé mắc phải bệnh cảm cúm, vì thế mẹ hãy “ghi sổ” những lời khuyên hữu ích trên đây về cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ để cùng con bước qua đợt giao mùa khỏe mạnh.