NGHỈ DỊCH CÁC EM BÉ CỦA CÔ Ở NHÀ ĐỪNG XEM TI VI , ĐIỆN THOẠI QUÁ NHIỀU NHÉ. CHÚNG MÌNH CÓ THỂ CÙNG NHAU KHÁM PHÁ RẤT NHIỀU TRÒ CHƠI TỪ GIẤY, MÀU, ĐỒ CHƠI, BÚT, NƯỚC, SÁCH VỞ ĐẤY CÁC CON Ạ
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thời gian vừa rồi trước khi nghỉ dịch, có nhiều bố mẹ đến trường xin học cho con kèm theo cái note nhỏ nhỏ: CON CHẬM NÓI. Bố mẹ đã bao giờ suy nghĩ đến vấn đề tăng động giảm chú ý, chậm nói trong khi sức khoẻ thần kinh các con hoàn toàn bình thường chưa ạ ?
Những biểu hiện rất giống rối loạn đó nhưng nguyên nhân đa số là do xem quá nhiều Tivi, Điện thoại lúc giai đoạn vàng tập nói. ( Do ông bà, bố mẹ để xem , do xem điện thoại khi ăn, chơi ). Tác hại quá.
Tại sao vậy :
- Thông tin bé tiếp nhận từ TV ,điện thoại hoàn toàn khác thông tin tiếp nhận bên ngoài (ở đây là khẩu âm, ngôn ngữ của bố mẹ , ông bà) cả về âm thanh, lẫn ngôn ngữ.
- Đại đa số các bé xem các chương trình, ở đó nhân vật được cách điệu, ko giao tiếp mà chỉ hò hét, rú, kêu , gào... Hậu quả đa số bé giao tiếp với người khác cũng là tiếng kêu gào và âm thanh vô nghĩa y hệt những gì bé được xem.
- Các bé khi xem TV, điện thoại thường bị cuốn hút và thơ ơ với các giao tiếp xung quanh. Nếu để lâu dài thường dẫn tới giảm chú ý.
- Các bé thường ít vận động trong quá trình xem, cơ thể thường mệt mỏi. Khi không có tivvi nữa thường cảm giác bức bối khó chịu gần giống như một người "nghiện " vậy.
- Khi bé xem TV, điện thoại lúc ăn đều theo vô thức và không học được cách nhai, vận động cơ miệng dẫn tới chậm nói
- Không tính ánh sáng, bức xạ ảnh hưởng tới mắt bé
Note : Hãy hạn chế dùng TV, điện thoại như một phương tiện chăm bé. Kiểm soát thời gian xem , nội dung bé xem và quan trọng nhất dành nhiều thời gian bên bé. Cho bé vui chơi vận động nhiều ở không gian thoáng đãng.
- Bé dưới 24 tháng hạn chế tối thiểu xem tivvi, điện thoại
- Trên 2 -5 tuổi không được xem quá 2 tiếng /1 ngày.