1. Nghệ tươi
Củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống nửa muỗng tùy vào độ tuổi của bé. Bạn hãy cho bé uống ngày 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Nghệ tươi
2. Quất hấp đường phèn
Dùng 2, 3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt nhỏ để nguyên cả vỏ và hạt. Sau đó cho 3, 4 muỗng đường phèn hoặc mật ong nguyên chất trộn với tắc xanh rồi chưng cách thủy cho đến khi tắc chín, khoảng 30 phút. Chắt lấy nước để nguội cho bé uống trong ngày, mỗi lần khoảng 2-3 muỗng.Tắc (quất) là loại quả có tính ấm, tác dụng làm long đờm, trị ho thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa và hô hấp…
Quất hấp đường phèn
3. Chanh
Cắt nhỏ khoảng 4 trái chanh cả vỏ và một muỗng canh gừng lát vào một cái nồi nhỏ, thêm ít nước sôi để ngấm đều, để yên 10 phút. Lọc lấy nước và pha loãng chất lỏng này với một ít nước ấm và thêm chút mật ong nguyên chất. Cho con trẻ uống nước chanh nóng này vài lần trong ngày. Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, thêm đường thay vì mật ong.
Sự kết hợp gừng và chanh sẽ giúp trị ho rất hiệu quả
Chanh là một phương thuốc để trị ho cho trẻ. Chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống cảm lạnh và cúm. Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của nó cũng giúp làm giảm các triệu chứng như đau họng, chảy nước mũi và ho.
4. Gừng
Gừng là một thảo dược chữa bệnh tự nhiên đối với cảm lạnh và ho nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virút và chống ho. Cho 6 chén nước, nửa chén gừng lát mỏng và 2 miếng quế nhỏ vào nồi và đun nhỏ lửa trong 20 phút, sau đó lọc và thêm mật ong nguyên chất hoặc đường và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, bạn có thể pha loãng trong nước ấm trước khi cho uống. Những trẻ lớn hơn có thể cho gừng lát để nhai.
5. Tỏi
Nước tỏi hấp: 2 -3 tép tỏi đã giã nát + 1 viên đường phèn cho vào nửa bát nước đem chưng cách thủy khoảng khoảng 15 phút là được. Lấy nước tỏi còn ấm cho trẻ uống, ngày 2 -3 lần vừa trị ho, cảm lạnh lại tốt cho dạ dày, phổi.
Tỏi và mật ong: Bạn giã nát hai tép tỏi, trộn với hai muỗng cà phê mật ong, đem chưng cách thủy. Chú ý không được làm chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa muỗng cà phê, ngày từ 1-2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.
6. Đu đủ chín
Đủ đủ chín cây gọt bỏ vỏ, cắt nhỏ, cho thêm 100ml mật ong rồi nấu lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.
7. Trà cam thảo
Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn. Không chỉ dùng trị ho cho trẻ mà những lúc thời tiết lạnh bạn cũng nên thường xuyên cho trẻ uống để giữ ấm cơ thể trẻ.
8. Lá hẹ và đường phèn
Lấy 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn cho vào chén, rồi mang chưng cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 muỗng
9. Hoa hồng bạch
Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, thêm một ít nước lọc và đem chưng cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.
10. Củ cải trắng
Củ cái trắng và gừng tươi rửa sạch, xay nhuyễn. Cho hỗn hợp này cùng một chút nước lọc, một chút mật ong vào bát sứ rồi hấp cách thủy khoảng 15 phút. Lọc bỏ bã, lấy nước cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2, 3 thìa cà phê.
Củ cải trắng trị ho khan, có đờm, còn trị được cả khô mũi, đau họng
Ngoài ra, bạn có thể chế biến thành nước củ cải luộc. Cách làm như sau: Củ cải trắng rửa sạch, cắt 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, cho vào 1 chén nước và nấu sôi, sau đó để lửa nhỏ thêm 5-10 phút. Đây không những trị ho cho trẻ, ho khan, có đờm, còn trị được cả khô mũi, đau họng,.
11. Xoa dầu lòng bàn chân, ngực, lưng, bụng
Khi con vừa có biểu hiện sổ mũi, hắt hơi, khò khè, hay ho mẹ cần xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho trẻ, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Sau đó xoa ngực con, xoa bụng, sau lưng ở vị trí buồng phổi. Tuy cách này đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc trị ho cho trẻ sơ sinh và có thể sử dụng kết hợp các phương pháp khác.
12. Chanh đào mật ong
Trị ho cho trẻ bằng chanh đào mật ong là bài thuốc lành tính và hiệu quả, thơm ngọt dễ uống nhiều bé rất thích. Mỗi lần cho bé uống 2-3 muỗng cà phê, ngày uống 2 lần sẽ giúp trẻ hết ho nhanh chóng. Tuy nhiên cần lưu ý, mật ong sống chỉ nên dùng cho bé trên một tuổi. Với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể thay bằng đường phèn sẽ an toàn hơn.
Các thành phần trong chanh đào gồm có vitamin A, B1, B2, C có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Mẹ ngâm chanh đào trong mật ong rồi cho bé ngậm, có tác dụng chữa ho cho trẻ em, trị khản tiếng rất hiệu quả và an toàn.
13. Lá húng chanh (tần dày lá)
Lá húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm có tác dụng trị viêm họng, trừ đờm và trị ho cho trẻ rất hiệu quả.
Giã dập 5-10 lá húng chanh (trẻ dưới 6 tháng 5 -7 lá, trên 6 tháng 8 -10 lá). Sau đó trộn với 2 thìa cafe nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.
Lá húng chanh trị ho rất hiệu quả
Húng chanh và tắc (quất)
Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả tắc xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào chén và cho vào ít đường phèn, chưng cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.
14. Cam nướng
Lấy 1 trái cam tươi màu vàng rửa sau đó ngâm nước muối thật sạch xong nướng bằng lò vi sóng rồi bóc vỏ cho bé ăn. Bài thuốc từ thiên nhiên này có tác dụng cầm ho và giảm đờm cho bé rất hiệu quả. Đây là cách trị ho nhiều bé ưa thích vì cam nước có mùi vị rất thơm và dễ ăn.
15. Lê hấp đường phèn
Quả lê có vị ngọt thanh, là trái cây được nhiều người yêu thích. Sử dụng quả lê chữa ho tại nhà là cách làm được lưu truyền rộng rãi từ nhiều đời nay. Áp dụng cho cả trẻ em, bà bầu an toàn và mang lại hiệu quả tích cực.
Quả lê có tính mát, vị hơi chua nhẹ có tác dụng giải nhiệt, nhuận phế, giảm ho, tiêu độ, tiêu đờm. Từ xưa ông bà ta đã tận dụng loại quả thanh mát này chưng hấp với đường phèn để chữa trị các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, viêm họng hoặc viêm phế quản.
Lê hấp đường phèn an toàn và mang lại hiệu quả rất tốt
Trên đây là một số cách trị ho từ những loại thảo dược rất dễ kiếm trong cuộc sống và an toàn đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên ba mẹ chỉ nên áp dụng khi trẻ bị ho nhẹ, không kèm theo các triệu chứng nguy hại khác. Trường hợp nhận thấy trẻ ngoài bị ho còn có sốt cao, nôn, đau đầu,… nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.