Theo Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội, TS.BS Nguyễn Thị Quỹ “Các bé ăn tốt, tiêu hóa khỏe thì hệ miễn dịch cũng khỏe lên.. Bởi ⅔ hệ miễn dịch nằm ở đường ruột. Muốn cho hệ miễn dịch khỏe lên, chúng ta phải ăn được đã. Vô hình chung, chúng ta cần hỗ trợ cho bé những men vi sinh cung cấp vi khuẩn có lợi. Những lợi khuẩn này giúp chuyển hóa thức ăn, hấp thụ thức ăn, đồng thời bảo vệ thành niêm mạc của ruột, tránh các bệnh đường ruột”.
Đúng vậy, khi còn là bào thai, trẻ dựa vào kháng thể của mẹ để phát triển. Khi chào đời, trẻ nhận dinh dưỡng và kháng thể qua sữa mẹ. Hết 6 tháng đầu đời, trẻ không còn kháng thể thụ động, khi ấy sức khỏe của trẻ rất yếu. Để bé có miễn dịch và sức đề kháng tốt thì hệ tiêu hóa của bé cần được quan tâm.
Chế độ dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển thể chất, trí não
Không đơn giản chỉ là ăn 3 bữa một ngày, mẹ cần chú tâm đến chất lượng bữa ăn đó đối với sức khỏe của bé như thế nào. Một bữa ăn đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn là nhiều bữa ăn thiếu chất này, thừa chất nọ.
Chất béo, protein, chất xơ và đạm động vật là một số chất dinh dưỡng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của bé. Ðể bữa ăn cung cấp đủ chất, cha mẹ cần chế biến món ăn từ 4 nhóm thực phẩm chính sau đây cho phù hợp:
- Nhóm lương thực gồm gạo, ngô, khoai, sắn, mì… Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Ngoài gạo ăn hàng ngày, mẹ có thể cải thiện bữa ăn bằng những món khoai hoặc món bánh từ bột mì.
- Nhóm giàu chất đạm gồm thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa. Mẹ cần tăng cường cá, tôm, ốc, cua… cho bé vì đó là thực phẩm dễ tiêu, nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe hơn thịt.
- Nhóm thực phẩm có nguồn thực vật như đậu, đỗ, nhất là đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành.
- Nhóm giàu chất béo và nhóm rau quả. Thực phẩm giàu chất béo giúp chuyển hóa và hòa tan vitamin dễ dàng hơn, bé tiêu hóa tốt hơn.
Trung bình ngày ăn 3 bữa. Mẹ có thể thêm các bữa phụ nhẹ để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Tuyệt đối không để bé nhịn ăn sáng và bữa tối không nên ăn quá no.
Giấc ngủ tốt cho một hệ thần kinh khỏe
Theo AASM (American Academy of Sleep Medicine) năm 2016, tổng thời gian giấc ngủ trong ngày tốt nhất là:
- Trẻ từ 4 - 12 tháng: ngủ 12-16 tiếng (bao gồm cả ngủ trưa)
- Trẻ từ 1 - 2 tuổi: ngủ 11-14 tiếng (bao gồm cả ngủ trưa)
- Trẻ từ 3 – 5 tuổi: ngủ 10-13 tiếng (bao gồm cả ngủ trưa)
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: ngủ 9-12 tiếng
- Trẻ từ 13 - 18 tuổi: ngủ 8-10 tiếng
- Trẻ từ 18 tuổi trở lên: ngủ khoảng 7 tiếng trở lên
Một giấc ngủ sâu và đủ dài giúp bé có một hệ thần kinh khỏe, hệ miễn dịch không bị suy giảm. Vì vậy, ba mẹ cần đảm bảo cho trẻ một giấc ngủ theo tiêu chuẩn trên và tránh để tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
Quan tâm đến hệ vi khuẩn đường ruột
Vì sao phải quan tâm đến hệ vi khuẩn đường ruột? Bởi đây là một “xã hội” rất phong phú và đa dạng về các loài. Chúng quyết định phần lớn sức khỏe của toàn cơ thể. Có hơn 100 nghìn tỷ vi khuẩn bao gồm 85 nghìn tỷ lợi khuẩn và 15 nghìn tỷ hại khuẩn sống trong đường ruột. Đây được coi là tỷ lệ vàng cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tránh được các bệnh đường ruột.
Theo đó, cha mẹ cần bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé, đặc biệt là những thực phẩm có thể giúp tăng lượng lợi khuẩn trong ruột lên. Đặc biệt là những lợi khuẩn có khả năng hình thành trạng thái bào tử. Bởi ở trạng thái này, lợi khuẩn dễ dàng đi đến ruột và đảm bảo số lượng nguyên vẹn như ban đầu.
Ảnh minh hoạ
Sau hệ lợi khuẩn là hệ miễn dịch được coi là 2 hàng rào phòng vệ vững chắc cho cơ thể trước dịch bệnh. Hệ miễn dịch nhận diện các protein trên bề mặt tế bào, các tế bào phối hợp với nhau tìm ra các kháng nguyên (vi khuẩn, virus gây bệnh) và tiết kháng thể vô hiệu hóa các kháng nguyên này. Nhờ vậy, cơ thể có miễn dịch, đề kháng tăng cao, khả năng mắc bệnh được giảm xuống tới mức thấp. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của bé khỏe và đề kháng cao.