4. Chương trình tivi tạo nên những cơn sốt văn hóa
Ranh giới giữa lợi ích và tác hại khi cho trẻ xem truyền hình rất mong manh nếu chúng ta không kiểm soát. Thay vì để con dành cả ngày xem những bộ hoạt hình vô bổ, hãy gợi ý cho chúng tìm đến vẻ đẹp của những kỳ quan của thế giới thông qua những chương trình truyền hình về văn hóa và du lịch.
Việc hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau sẽ bổ sung thêm cho con nhiều kiến thức trong quá trình học tập, cũng như phát triển một số kỹ năng xã hội nhất định.
5. Kích thích khả năng sáng tạo trong trẻ
Từ nấu ăn, làm bánh, nghệ thuật và thủ công cho đến âm nhạc và những màn biểu diễn, sự sáng tạo chính là nền tảng để hình thành nên các chương trình truyền hình ngày nay. Các kênh nghệ thuật và chương trình truyền hình liên quan đến sáng tác âm nhạc, vẽ luôn kích thích tâm trí và khuyến khích trẻ không ngừng sáng tạo.
Gợi ý: tại Việt Nam hiện nay, bạn cũng có thể cho bé xem một số show thực tế tiêu biểu là Vua đầu bếp nhí, Giọng hát Việt nhí, Tuyệt đỉnh song ca nhí.
6. Cải thiện kết quả học tập
Khi xem các chương trình truyền hình một cách khoa học và có chọn lọc, tinh thần của trẻ sẽ được cải thiện tốt. Điều này gián tiếp làm cho kết quả học tập của con cũng tốt hơn. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ em xem nhiều chương trình về giáo dục và khoa học tỏ ra vượt trội so với các bạn đồng trang lứa trong nhiều bài kiểm tra tiêu chuẩn, thậm chí thực hiện ở cấp cao nhất cho đến trung học cơ sở và trung học phổ thông.
7. Xem truyền hình là biện pháp giảm căng thẳng tốt
Các chương trình truyền hình cung cấp một lối thoát cảm xúc lành mạnh cho những đứa trẻ đang phải trải qua những căng thẳng về cảm xúc hoặc tinh thần trong trường học hoặc ở nhà. Một buổi xem truyền hình có thể như một “liều thuốc” cho tinh thần, các vấn đề cảm xúc của bé và bảo vệ chúng khỏi sự căng thẳng. Tình trạng căng thẳng nếu kéo dài có thể dẫn đến ván đề nghiêm trọng hơn như trầm cảm hoặc tự làm hại bản thân.
8. Những chương trình tivi giúp trẻ hiểu về công nghệ cùng những xu hướng mới nhất
Rất nhiều kênh truyền hình dành cho trẻ có một kho nội dung cực kỳ phong phú, bổ ích. Thông qua việc xem những chương trình này, trẻ sẽ học được vô vàn những cách thức và kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất, cũng như cập nhật những xu hướng xã hội tốt hơn. Từ đó, trẻ dần trở nên hiểu biết và thông thái hơn chính nhờ những chương trình truyền hình như vậy.
9. Phát triển kỹ năng ngôn ngữ và cảm xúc
Nếu con đang học một ngôn ngữ mới, bạn có thể giúp bé hiểu các từ vựng và cách hình thành câu thông qua các chương trình về ngôn ngữ, thậm chí là phim ảnh, nhất là các bộ phim hoạt hình có chất lượng. Hơn nữa, các chương trình truyền hình mang tính tích cực sẽ củng cố những hành vi, cảm xúc lành mạnh và dạy cho trẻ em các kỹ năng xã hội rất quan trọng cho sự thành công trong tương lai của chúng.
10. Vô tuyến truyền hình cũng là một bảo mẫu “tạm thời”
Việc dùng các chương trình tivi như một bảo mẫu tạm thời không hề được khuyến khích. Tuy nhiên, trong một vài tình huống bí bách như con không ngừng khóc thét, hay trẻ hiếu động không để yên cho bạn làm việc thì việc để chúng xem các chương trình trên vô tuyến truyền hình hòng giữ chân trẻ là một ý kiến không hề tệ. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng phương án dỗ con này, bởi lẽ nếu thực hiện liên tục sẽ khiến trẻ dễ nghiện xem các chương trình vô tuyến truyền hình hơn.
11. Phát triển tính cách và thúc đẩy tư duy độc lập
Nhiều chương trình tivi còn có nội dung thúc đẩy các kỹ năng tư duy độc lập và dạy trẻ cách thức để suy nghĩ vượt trội. Có thể nói, các kỹ năng này cực kỳ quan trọng trong một thế giới luôn tập trung vào sự sáng tạo và khao khát những yếu tố làm nên sự khác biệt như hiện nay.
12. Trẻ học hỏi những điều tốt đẹp thông qua những nhân vật trên truyền hình
Những siêu anh hùng, những chàng hoàng tử hiệp nghĩa hay cách sống đẹp của cô bé Lọ Lem, nàng công chúa tóc mây Rapunsel… cũng tác động không ít đến nhận thức và hành vi của trẻ. Đặc biệt là ở lứa tuổi còn nhỏ, các bé sẽ muốn bắt chước theo các nhân vật mà chúng theo dõi trên màn ảnh.
Tận dụng điểm này, cha mẹ có thể áp dụng vào thực tiễn. Lấy ví dụ như, nếu nhân vật mà bé yêu thích là một người thông minh và siêng năng, luôn giành được điểm cao trong học, con bạn cũng sẽ cố gắng bắt chước những hành vi đó.