Trên thực tế Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn dành cho trẻ những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, Cha mẹ bảo bọc con mình quá kỹ, khiến trẻ không thích nghi được với môi trường xung quanh, khả năng tự lập thấp và dẫn đến những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động. Vì thế nhà trường và gia đình cần phải quan tâm để tìm ra phương pháp giáo dục khoa học, phù hợp để trẻ rèn luyện kỹ năng sống tự lập cho trẻ mầm non.
Bước 1: Dạy cho trẻ những kỹ năng rèn luyện cần thiết
Hãy để con tự đưa ra những nguyên tắc hợp lí mà con muốn làm, dạy con tự lập sống dựa vào chính khả năng của mình từ khi còn nhỏ. Trẻ phải thành thục những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như:
- Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: Trẻ nên biết tự dọn dẹp đồ chơi, tự thay quần áo, gấp quần áo, tự đánh răng, chải tóc, tự đi, tự ăn…
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Trẻ biết tự rửa tay, lau mặt. Trẻ nên biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, xả nước sau khi đi vệ sinh, cho quần áo bẩn vào máy giặt, bỏ rác đúng nơi quy định…
- Kỹ năng giúp đỡ người khác: Bố mẹ nên cho trẻ biết giúp đỡ người khác là một việc tốt và nên được thực hiện thường xuyên. Những công việc nhẹ, trẻ có thể giúp được như bật quạt, bật tivi (vị trí thấp), lấy chén ăn cơm, xách phụ đồ đạc, tưới cây…
Bước 2: Cha mẹ phải kiên nhẫn khi con mình cố gắng tự lập
Cha mẹ cần phải kiên nhẫn khi dạy con. Ngoài việc rất khuyến khích cho con trẻ tự lập và tạo môi trường cho con rèn luyện kỹ năng sống, thì cha mẹ cũng chính là những người hay mất kiên nhẫn khi chờ đợi con thực hiện. Mặc dù khá khó khăn và mất thời gian nhưng khi con trẻ cố gắng làm một điều gì đó vì tính tò mò hoặc cũng có thể là bắt chước người khác thì cha mẹ nên cố gắng kiên nhẫn chờ đợi xem con đã làm đúng hay chưa, không nên vì sốt ruột mà làm hộ trẻ.
Cha mẹ cần đầu tư thời gian và thái độ cho con, lắng nghe lời nói và hành động của con cũng là phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non biết cách xử lý và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.
Bước 3: Xây dựng tính tổ chức ngay tại gia đình
Mọi hoạt động và việc làm của các thành viên trong gia đình đều có thể được trẻ ghi nhận lại và sẽ bắt chước làm theo. Bạn có thể chú ý hoặc nghe những câu hỏi từ trẻ và từ đó tìm ra cách dạy trẻ tự lập hợp lý nhất.
Bước 4: Phân công công việc cho bé
Mỗi trẻ đều muốn thể hiện khả năng của mình, muốn chứng tỏ mình vì vậy cha mẹ cần phân công nhiệm vụ cho trẻ phù hợp với năng lực của trẻ.
Ví dụ: Trẻ có thể giúp mẹ gấp quần áo, xếp đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi qui định, tự bỏ quần áo bẩn vào máy giặt …và các hành động này nên được khuyến khích lặp lại thường xuyên.
Bước 5: Dạy con kỹ năng sống mầm non bằng cách khuyến khích trẻ làm việc
Việc dạy con kỹ năng sống mầm non bằng cách khen ngợi đem đến những biểu hiện tích cực cho bé. Bé sẽ vui mừng hơn khi được cha mẹ khen ngoan, khen giỏi. Điều này sẽ khuyến khích những hành động tốt của bé trở thành thói quen, hình thành tính cách cho bé sau này.
Bố mẹ cũng nên khen thưởng bằng những món quà nho nhỏ để bé càng thích thú hơn. Tuyệt đối không nên thưởng tiền khi bé chưa bé hiểu hết được giá trị của nó.
Trẻ em có kỹ năng sống tự lập sẽ đạt được vô vàn lợi ích. Trẻ tự tin vào khả năng của bản thân, vui vẻ và hãnh diện vì bản thân làm được những điều như người lớn. Cha mẹ không cần quá nhiều thời gian chăm sóc và nâng niu trẻ. Ngoài những điều đó, trẻ có kỹ năng sống này còn có khả năng thích nghi tuyệt vời với mọi hoàn cảnh.