Theo các chuyên gia y khoa, trẻ nhỏ không cần phải uống bổ sung bất cứ loại vitamin nào nếu bé được nuôi dưỡng bằng một chế độ ăn khoa học, giàu dinh dưỡng. Nếu bé không thiếu chất mà bạn vẫn cung cấp thêm, cơ thể sẽ không hấp thụ. Thậm chí, nếu trẻ biếng ăn trong vài ngày cũng không sao bởi cơ thể sẽ tự điều chỉnh để tăng khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất từ thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn thật sự biếng ăn, suy dinh dưỡng, bạn có thể cho bé uống thêm thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất. Trước khi cho bé uống, bạn nên đưa trẻ đi khám để tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm tránh trường hợp dùng quá liều dẫn đến lợi bất cập hại.
6. Không cho trẻ ăn vặt
Trẻ nhỏ hay chạy nhảy, nô đùa, do đó nhu cầu calo mà trẻ cần mỗi ngày cũng rất lớn. Chính vì vậy, bạn sẽ thấy trẻ đói thường xuyên.
Theo các chuyên gia, ngoài ba bữa ăn chính, bạn nên cho trẻ ăn thêm từ 5 – 6 bữa phụ mỗi ngày. Những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp cung cấp calo cho cơ thể của bé mà còn giúp bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết. Chẳng hạn, bạn có thể cho trẻ ăn sữa chua và trái cây để bổ sung canxi và chất xơ. Ngoài ra, việc làm này còn giúp trẻ học được cách nhận biết cảm giác đói và no của cơ thể để tránh gặp phải các rắc rối liên quan đến cân nặng khi lớn lên.
7. Không cho trẻ ra ngoài khi tóc còn ướt
Thực tế là việc nhiễm phải vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn… mới là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh. Cả cúm và cảm lạnh thông thường đều lây lan qua việc tiếp xúc giữa người với người, chẳng hạn như nắm tay hoặc uống chung ly với người bị nhiễm bệnh.
Không có bằng chứng nào cho thấy nhiệt độ hay mái tóc ướt có tác động đến sự khởi phát bệnh. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng lau khô tóc cho con hoặc nếu có thời gian, hãy sấy khô tóc cho bé trước khi cho con ra ngoài chơi. Nguyên do là mái tóc ẩm ướt không chỉ có thể khiến bé thấy lạnh và khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ.
8. Không được ngồi quá gần ti vi
Theo các bác sĩ nhãn khoa nhi, mắt của trẻ nhỏ có khả năng tập trung cao hơn khi nhìn vào các vật thể gần. Chính vì vậy, việc ngồi gần sẽ giúp trẻ dễ tập trung, không bị mỏi mắt. Bạn cũng đừng lo lắng về bức xạ bởi theo nhiều nghiên cứu, yếu tố này không có gì nguy hiểm.
Tuy nhiên, bạn nên tránh cho trẻ xem ti vi hoặc chơi máy tính bảng, điện thoại quá lâu bởi việc này có thể gây ra nhiều tác hại. Ngoài ra, trong một số trường hợp, trẻ ngồi gần ti vi có thể là một dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề về thị lực ở trẻ nhỏ mà bạn cần lưu tâm.
Ngân Phạm/ HELLO BACS