1. TRUY TÌM KHO BÁU
+ Lấy 1 món đồ vật và đem giấu đi 1 nơi. Nhiệm vụ là các bạn nhỏ cần lấy 1 tờ giấy đầu tiên nhận nhiệm vụ, và làm theo hướng dẫn. Các chỉ dẫn làm sao...loằng ngằng, để trẻ phải đi tìm khắp nơi trong nhà.
Ví dụ: Nhận nhiệm vụ 2 trong ngăn kéo
Nhảy lò cò 10 bước rồi đến góc nhà, sau cánh cửa lấy nhiệm vụ số 4
Hát 1 bài rồi tìm nhiệm vụ 5 dưới ghế sopha...
+ 10 tờ giấy ghi các chỉ dấu /mệnh lệnh khác nhau và cuối cùng có thể tìm được kho báu.
+ Lần tiếp theo bố mẹ hãy hướng dẫn các con tự nghĩ ra các quy trình đi tìm kho báu. Sẽ rất vui nếu để tự con đưa ra quy trình tự tìm kho báu đấy ạ!
2. SA BÀN THÀNH PHỐ/CẢNG BIỂN BÌA CACTON
Kiếm hộp bìa cacton trải phẳng ra và dùng bút dạ vẽ một sa bàn thành phố, thực ra với trẻ không cần quá cầu kỳ, bố mẹ và con cùng thiết kế, tưởng tượng: đây là gara, bến tàu, bến xe... và chằng chịt các con đường và bé dùng các xe ô tô, gấp giấy tàu thuyền... là bé mê mải chơi sung sướng rồi
3. NGHỆ SĨ TẠC TƯỢNG
Cách chơi: Bố mẹ hoặc con sẽ làm nhà điêu khắc, nghệ sĩ tạc tượng. Người nghệ sĩ sẽ sắp xếp, yêu cầu các người chơi đứng ở các tư thế nào theo người tạc tượng và không được nhúc nhích, cử động. Rồi tìm cách chọc cho người đó cười. AI cười trước sẽ đổi vai làm nghệ sĩ tạc tượng và trò chơi tiếp tục. Có thể làm 1 loạt các tờ giấy yêu cầu và bốc thăm như: đứng bằng 1 chân, giơ 2 tay 2 chân lên trời...và thêm 1 số bình luận vui nhộn như: Woa chúng ta đang ngắm nhìn con voi này, nhưng vòi nó ngắn quá, mình kéo dài vòi nó ra nhé!
4. CƯỜI NỐI TIẾP
Cách chơi: Trò này rất đơn giản, người đầu tiên nói 1 từ: HA, người thứ hai nói tiếp2 từ ha: HA_HA, người thứ 3 nói tiếp 3 từ ha là ha-ha-ha... Cứ như vậy, đến người cuối cùng hoặc vòng lại từ đầu.
Chú ý: Mọi người phải nhìn thẳng mặt nhau, hễ ai cười, hoặc nói sai số “Ha” sẽ bị loại.
5. ĐÁNH TRỐNG LẢNG
Cách chơi: Bình thường trẻ sẽ có xu hướng đánh trống lảng khi mắc lỗi/bị truy tội. Song với trò chơi vui này, các bạn ấy được phép và nếu trả lời đúng câu hỏi còn bị...thua.
Ví dụ: Mẹ/Bố: Bun ơi con thích ăn gì?
Con: ôi trời đẹp quá mẹ nhỉ.
Nếu ngập ngừng quá 5 giây là thua cuộc nha.
6. TRÒ SOI GƯƠNG
Cách chơi: Trẻ làm mẫu, làm động tác gì bố mẹ phải làm theo động tác ấy như đang soi gương, nếu làm sai là đổi vai nhé.
7. ĐI CÀ KHEO BẰNG ĐẦU GỐI
Cách chơi: Trò này cảm hứng từ chính bạn Sâu nhà mình. Chơi trên đệm/chăn hoặc thảm xốp không đau đầu gối nhé. Ngồi như quỳ, rồi vòng 2 tay ra sau túm lấy 2 chân, di chuyển bằng đầu gối sao cho không bị ngã. Khoai phết các cụ ạ mà cười đau ruột lắm/
8. MẸ ĐI CHỢ
Cách chơi: Bố hoặc mẹ sẽ đọc to và con làm theo yêu cầu; đến đoạn nào có hành động thì phải làm theo:
+ Mẹ Sâu đi chợ
+ gặp con cá - Mẹ đá
+ gặp con cò - Mẹ nhảy cò cò.
+ gặp dòng nước chảy - Mẹ đi mẹ nhảy
+ gặp cái chum- Mẹ đi lum khum
+ gặp con bò - Mẹ đi lò cò
Sau đó đổi lại, thay Mẹ bằng tên con như: Sâu, Minh... và sáng tác thêm các câu có vần điệu càng gây cười càng tốt.
9. HỌ NHÀ GÀ
Cách chơi: Mình phân chia mỗi người là 1 con gà với các tiếng kêu khác nhau:
– Gà mẹ là gà mái (kêu : cục ta, cục tác)
– Gà bố là gà trống (kêu ò ó o;)
– Gà con (kêu chíp chíp chíp)
Một người làm trọng tài, chỉ vào ai thì người đó phải kêu lên theo tiếng kêu của mình; trọng tài có thể chri huy nhưu dàn hợp xướng, càng lúc càng nhan. Nếu ai kêu chậm sẽ đổi lên làm trọng tài.
10. DÀN NHẠC HỢP XƯỚNG
Cách chơi: Trò này giống như trò đàn gà, nhưng thay vai gà bằng các vai là các nhạc cụ.
- 1 người làm đàn : Tình tính tình, tình tính tang, tình tính tang tang tính tình
- 1 người làm kèn : Tò tí tò, tò tí te, tò tí tò tí te te tò.
- 1 người làm trống : Tùng cắc tùng, tùng cắc cheng, tùng cắc tùng, cắc cheng cheng tùng.
- 1 người làm đàn cò : Ò í ò, ó í e, ò í ò í e e ò.
Một người làm nhạc trưởng sẽ chỉ huy dàn hợp xướng này, chỉ đũa vào ai thì người ấy phải hòa tấu lên giai điệu của mình. Các bạn lớn có thể ghi ra giấy các câu còn các em bé thì có thể tự nghĩ câu ngắn/ cắt bớt cho phù hợp.
11. CHỈ MỘT ĐẰNG LÀM MỘT NẺO
Cách chơi: Với trò này, chúng mình ngồi trên giường chơi cũng được. Bố mẹ chỉ bộ phận trên cơ thể mình nhưng lại gọi tên là bộ phận khác, các bạn nhỏ thì phải chỉ đúng bộ phận khác đó và nói bộ phận mà bố mẹ chỉ.
Ví dụ: Bố chỉ đầu và nói đây là cái chân. Con phải chỉ chân và nói đây là cái đầu.
Ai không phản ứng nhanh hoặc chỉ sai, nói sai thì đổi ngược lại vai chơi.
12. VẼ TRÊN ÁO PHÔNG
Cách chơi: Kiếm 1 chiếc áo phông cũ 1 màu và 1 hộp màu, bé tự do thiết kễ, vẽ trang trí áo và tô màu thỏa thích, úm ba la và trang trí lên chiếc áo của chính mình.
13. LÀM BÓNG DẺO
Cách chơi: Kiếm 1 quả bóng bay và 1 hộp đất nặn, đất nặn mình tự làm bằng bột mì cũng được nhé. Sau đó nhét đất nặn vào đầy 1 quả bóng bay. Lúc này sẽ có một món đồ chơi mới rất thú vị.
14. MẠNG NHỆN BĂNG DÍNH
Cách chơi: Dùng băng dính dán thành nhiều ô chéo nhau giống hình mạng nhện trên gương, tường, giữa hai mép cánh cửa… Vê một cục giấy làm bóng, rồi để bé ném quả bóng bằng giấy lên đó sao cho trúng vào giữa ô trên mạng nhện băng dính
15. THI ĐẤU TENNIS BÓNG BAY
Cách chơi: Dùng 2 chiếc đĩa giấy và, que/đũa làm thành chiếc vợt tennis, sau đó mình thổi 1 quả bóng bay làm bóng tennis. Mình chơi trò tung bóng tennis “bóng bay” này sẽ giúp bố mẹ bảo đảm đồ đạc trong nhà không hề bị đổ vỡ.
16. VẼ TRANH CÁT
Cách chơi: Lấy 1 cái khay, cho cát hoặc gạo giã/bột mì ra và một cái bút chì, trẻ sẽ vẽ trên đó hoặc dùng ngón tay không vẽ cũng rất thích. Có thể để các bức tranh màu sắc lót dưới khay, khi trẻ lấy tay dì đến đâu, sẽ thấy hình các tranh ở dưới đến đó cũng rất thú vị. Hoặc bố mẹ cũng có thể đưa ra những chữ cái hay bức tranh mẫu rồi yêu cầu bé vẽ lại trên “cát”.
17. TÊN LỬA BÓNG BAY
18. DỰNG LỀU TRONG NHÀ
Trẻ con rất thích các ngôi nhà nhỏ, lều trại trong nhà. Các bố mẹ có thể lấy chăn/ dựng lều thật hay mấy hộp cac tông to cùng một ngọn đèn là thật hoàn hảo. Tuyệt hơn nếu bố mẹ lấy các dây đèn nhấp nháy trang trí cây mai đào ngày Tết chăng bên trong/ngoài lều/nhà các bé sẽ rất rất thích.
Nhà nào không có đồ nữa thì lấy cái chăn, trùm lên trên cái bàn thế là xong ! có chỗ chui ra chui vào là cực vui, mang thêm mấy cuốn sách/ đồ ăn vặt (cho xõa mà) thì thôi rồi!
19. ĐƯỜNG THẲNG VUI NHỘN
“Nguyên liệu” của trò chơi này rất đơn giản: 6 đường thẳng.. Bố mẹ có thể dùng băng dính màu sắc cắt thành các đường thẳng song song với nhau rồi dán lên sàn nhà cách nhau chừng 30cm.
Cách chơi: Với 6 đường thẳng này, bố mẹ có thể cùng con chơi với con các trò chơi cực kì vui nhộn như: Nhảy từ đường thẳng này tới đường thẳng khác theo hướng tiến lên hoặc lùi. Con dẫm chân lên đường thẳng hoặc nhảy vào giữa các đường thẳng để giúp con học cách định vị không gian.
Nhảy bằng một chân giúp trẻ luyện khả năng thăng bằng.
Xoạc chân và rướn người. Bắt đầu trò chơi bằng cách đặt một bàn chân ở vạch đầu tiên, sau đó cố gắng xem con có thể xoạc chân đến vạch nào trong khi vẫn giữ chân kia ở vạch đầu tiên.
20. TRỨNG HÓA THẠCH
Cách chơi: Lấy 1 số món đồ chơi nhỏ của bé, cho vào quả bóng bay, bơm nước cho phồng to bằng hai nắm đấm, nhỏ 1 số giọt các màu vào lắc đều. Sau đó buộc quả bóng lại và cho vào ngăn đá. Hôm sau muốn chơi thì lấy quả bóng đông đá ra, bóc lột bóng bên ngoài và bé phải chờ băng tan chảy để khám phá ra bên trong quả bóng là gì. Có thể thêm cái thìa/dĩa cho bé đập khám phá.
21. CÁC LỌ SENSORY
Cách chơi: Với các bé từ 0-3 tuổi, lấy vỏ chai nước nhựa trong, cho gạo vào trong cùng một số đồ chơi nhỏ, các bạn ấy sẽ rất thích thú khi lắc khám phá để lộ ra 1 món đồ. Hoặc mỗi chai 1 chai nước màu và các vật bên trong khác nhau cũng là các trò chơi các bạn ấy chơi được rất lâu.
22. CHAI NƯỚC MA THUẬT
Cách chơi: Lấy chai nhựa trong, đổ nước, cho 1 ít ghim, kẹp sắt vào trong và đậy nắp. Dùng 1 cục nam châm di chuyển phía bên ngoài để hút các ghim kẹp sắt di chuyển theo.
23. GIẢ LÀM PET CƯNG
Cách chơi: Chỉ định 1 người làm Pet cưng có thể là chó hoặc mèo. Và 1 người còn lại làm chủ.
Ví dụ: con làm mèo, bố mẹ là chủ.
Nhiệm vụ: con mèo phải bò đến người chủ rồi làm các động tác giống như con mèo: rửa mặt, quỳ gối, chắp tay, kêu meo meo... và quẩn quanh sao cho chủ phải buồn cười. Còn chủ thì phải dùng tay xoa đầu, cưng nựng con mèo, gãi cổ... và nói: yêu nào, yêu mèo nào
Sau đó đổi vai và tiếp tục trò chơi.
24. TÊN LỬA BÓNG BAY
Vật liệu cần có: 1 sợ dây dài khoảng 2 mét, 1 quả bóng bay, 2 cái ghế, 1 cái ống hút, kéo.
Cách chơi: Buộc đầu dây vào phía sau 1 chiếc ghế. Luồn dây qua ống hút và buộc đầu dây còn lại vào chiếc ghế thứ 2. Thổi căng bóng bay nhưng không thắt nút ở đầu mà dùng tay giữ hơi. Dùng băng dính cố định bóng bay với ống hút vừa luồn dây qua. Thả tay đang giữ hơi bóng ra và tên lửa bắt đầu xuất phát!
25. GIẢI ĐẤU BOWLING
Cách chơi: Nếu có bộ đồ chơi bowling thì mình chơi, còn không thì chỉ cần 1 ít chai, đổ nước 1/3 vào trong cho nặng rồi lia bóng. Hoặc các bạn lớn thì vài cục tẩy và 1 viên bi, là có ngay một trò chơi độc đáo, thú vị không kém trò bowling thật.
26. MA TRẬN DÂY
Cách chơi: Dùng ghế xếp thành các hàng, dùng cuộn dây len/dây thừng móc hết vào các nan tạo thành ma trận (loằng ngoằng tý). Sau đó để ở 1 đầu là 1 nhân vật cần “giải cứu” như: em gấu bông/búp bê/xe ô tô. Mình nghĩ ra câu chuyện rồi các bé là những siêu anh hùng cần hoàn thành sứ mệnh vượt qua chướng ngại vật giải cứu, các bạn ấy sẽ thích lắm đó.
27. CHƠI Ô ĂN QUAN
Dùng bút dạ vẽ trên bìa các tông, sau đó lấy sỏi/đá nhỏ làm quân. Đây là trò chơi dân gian rất phổ biến các bố mẹ có thể cho con chơi
28. CHƠI CÁC LOẠI CỜ
Đối với các bạn tiểu học bắt đầu biết đến các loại cờ thì: cờ vua, cá ngựa, cờ tỷ phú.. là những loại cờ yêu thích. Có những loại chơi rất nhanh như cờ cá ngựa song cờ tỷ phú lại chơi cực lâu, ngày này qua ngày khác luôn, rất thú vị lại tăng khả năng tính toán, tìm hiểu về đầu tư sinh lời.
29. ĐÁM MÂY XÀ PHÒNG
Cách chơi: Chỉ cần cho 1 bánh xà phòng vào lò vi sóng, bạn đã có ngay 1 đám mây xà phòng để con thỏa thích khám phá. Các bố mẹ seach cụm từ make soap clouds in the microwave để hiểu thêm trước khi làm nhé!
30. TENNIS BÓNG BAY
Cách chơi:Bạn hoàn toàn có thể tổ chức 1 giải đấu tennis thật sự ngay tại nhà bằng cách sử dụng 2 chiếc đĩa giấy, que/đũa và 1 quả bóng bay. Một điều quan trọng là, cách chơi tennis này sẽ giúp bố mẹ bảo đảm đồ đạc trong nhà không bị đổ vỡ.
31. CHƠI KENDAMA
Cách chơi: Đây là 1 trò chơi có nguồn gốc từ Nhật Bản, cái hay là chỉ cần chơi tại chỗ mà trẻ vừa vận động, vừa tập trung chú ý mới có thể hoàn thành các động tác để giữ quả bóng trên cây Kendama
40. HỌC MỘT ĐIỆU NHẢY
Có rất nhiều điệu nhảy dân vũ khác nhau, bé chọn một điệu nhảy rồi nhảy theo, mỗi ngày 1 chút đến khi nhảy được thành thạo
32. CHƠI TRÒ VỚI CỐC GIẤY
Cách chơi: Điệu gõ cốc giấy tạo thành tiếng đệm cho bài hát này đã nổi tiếng toàn thế giưới và thu hút rất đông mọi người từ già trẻ, lớn bé tham gia. Nếu cả nhà cùng học điệu này thì thật tuyệt. Cả nhà seach cụm từ: #AnnaKendrick #Cups #Vevo với bài hát When I’m gone nhé.
33. HỌC ĐÁNH MÁY 10 NGÓN
Cách chơi: Thời gian nghỉ, bố mẹ có thể cho các bé học thêm đánh máy 10 ngón với các phần mềm trên mạng, mỗi ngày chỉ cần 30 phút hoặc theo level bài học, bé vừa học được thêm kỹ năng mới, lại chủ động trong việc học.
CHÚC CÁC BỐ MẸ SẼ CÙNG CON CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT HẠNH PHÚC!